Thứ Ba, 29 tháng 7, 2008
30.7.2008
1. Chiều nay, sau giờ làm việc, anh VÕ ĐÌNH HƯƠNG cùng quê ghé hăm. Mình phôn thêm mấy người bạn chí thân ngồi lai rai mạn đàm vui vẻ. Anh nguyên là sinh viên Đại học Luật khoa, sau đó vào Sư phạm. Bây giờ là cán bộ thú y. Ngày trước là cựu học sinh Nguyễn Hoàng đã lấy Tú tài kép ban B không phải là dễ!
Tuổi ngoài 60, bây giờ lại mê làm thơ. Kể cũng lạ. Hội chứng "tuổi hồi xuân "chăng?
Trong cuộc vui , anh kể dí dỏm. Chuyện kể rằng:
Xưa, có 4 vị túc nho sau khi trà dư tửu hậu lại "mần thơ ! Cao hứng nói về chủ đề "sướng".
- Vị 1: + Đại hạn phùng cam lồ ( Trời nắng lâu ngày gặp mưa)... là sướng!
- Vị 2: + Động phòng hoa chúc dạ (Đêm tân hôn động phòng)...
- Vị 3: +Tha phương ngộ cố tri (Xa quê hương gặp lại bạn cũ)...
- Vị 4: +Kim bảng quả danh thì (Đi thi đỗ bảng vàng)...
Có một chú nhóc nghe lõm, vào lễ phép xin thưa và phân tích thêm nếu là ...nếu là...
NẾU LÀ trời hạn gặp mưa là chưa chi hết, phải là MƯỜI NĂM trời hạn gặp mưa mới là sướng. Tương tự những câu sau,các bạn suy nghĩ nhé:
- THẬP NIÊN đại hạn phùng cam lồ
- TU SĨ động phòng hoa chúc dạ
- LỮ KHÁCH tha phương ngộ cố tri
- HÀN SINH kim bảng quả danh thì!
Quả là "Hậu sinh khả úy!"
2. Anh TRẦN ĐỨC NINH, GĐ TTKTTH- HN Huyện báo tin : Con thầy giáo TRƯƠNG ĐỨC KHÁNH,GV nhà trường, bấy lâu suy thận nặng, hết phương cứu chữa. Cả nhà dốc hết sức lực lo cho con. LÒNG MẸ bao la như biển Thái Bình..., đã chăm sóc con hàng tháng trời ở Bệnh viện Trung ương Huế từ A đến Z.Còn tình cha? Vốn người mảnh khảnh, sức khỏe không đảm bảo, nhưng vì quá thương cậu quí tử, sáng mai thầy Khánh lên bàn mổ thận để ghép qua cho con mình! Mai cả Trung tâm vào thăm.
Tôi và bạn bè biết nói gì hơn! TÌNH CHA...
30.7.2008
1. Chiều nay, sau giờ làm việc, anh VÕ ĐÌNH HƯƠNG cùng quê ghé hăm. Mình phôn thêm mấy người bạn chí thân ngồi lai rai mạn đàm vui vẻ. Anh nguyên là sinh viên Đại học Luật khoa, sau đó vào Sư phạm. Bây giờ là cán bộ thú y. Ngày trước là cựu học sinh Nguyễn Hoàng đã lấy Tú tài kép ban B không phải là dễ!
Tuổi ngoài 60, bây giờ lại mê làm thơ. Kể cũng lạ. Hội chứng "tuổi hồi xuân "chăng?
Trong cuộc vui , anh kể dí dỏm. Chuyện kể rằng:
Xưa, có 4 vị túc nho sau khi trà dư tửu hậu lại "mần thơ ! Cao hứng nói về chủ đề "sướng".
- Vị 1: + Đại hạn phùng cam lồ ( Trời nắng lâu ngày gặp mưa)... là sướng!
- Vị 2: + Động phòng hoa chúc dạ (Đêm tân hôn động phòng)...
- Vị 3: +Tha phương ngộ cố tri (Xa quê hương gặp lại bạn cũ)...
- Vị 4: +Kim bảng quả danh thì (Đi thi đỗ bảng vàng)...
Có một chú nhóc nghe lõm, vào lễ phép xin thưa và phân tích thêm nếu là ...nếu là...
NẾU LÀ trời hạn gặp mưa là chưa chi hết, phải là MƯỜI NĂM trời hạn gặp mưa mới là sướng. Tương tự những câu sau,các bạn suy nghĩ nhé:
- THẬP NIÊN đại hạn phùng cam lồ
- TU SĨ động phòng hoa chúc dạ
- LỮ KHÁCH tha phương ngộ cố tri
- HÀN SINH kim bảng quả danh thì!
Quả là "Hậu sinh khả úy!"
2. Anh TRẦN ĐỨC NINH, GĐ TTKTTH- HN Huyện báo tin : Con thầy giáo TRƯƠNG ĐỨC KHÁNH,GV nhà trường, bấy lâu suy thận nặng, hết phương cứu chữa. Cả nhà dốc hết sức lực lo cho con. LÒNG MẸ bao la như biển Thái Bình..., đã chăm sóc con hàng tháng trời ở Bệnh viện Trung ương Huế từ A đến Z.Còn tình cha? Vốn người mảnh khảnh, sức khỏe không đảm bảo, nhưng vì quá thương cậu quí tử, sáng mai thầy Khánh lên bàn mổ thận để ghép qua cho con mình! Mai cả Trung tâm vào thăm.
Tôi và bạn bè biết nói gì hơn! TÌNH CHA...
31.7. 2008
Đối diện computeur
Lướt qua bàn phím nhẹ
Ngoài kia làn sương mờ
Một nụ hoa vừa hé
*
Ông đồ thời @
Chỉnh sửa bao giờ xong
Trang thơ còn viết dở
Trang văn lúa lên đòng
*
Quê mình đang hạn hán
Dịch tai xanh tràn về
Bà con đang đối mặt
Biết bao là nhiêu khê!
*
Mần răng mà ngủ được!
Thơ, văn phải xuống đồng...
04h sáng 31.7.2008
31.7. 2008
Đối diện computeur
Lướt qua bàn phím nhẹ
Ngoài kia làn sương mờ
Một nụ hoa vừa hé
*
Ông đồ thời @
Chỉnh sửa bao giờ xong
Trang thơ còn viết dở
Trang văn lúa lên đòng
*
Quê mình đang hạn hán
Dịch tai xanh tràn về
Bà con đang đối mặt
Biết bao là nhiêu khê!
*
Mần răng mà ngủ được!
Thơ, văn phải xuống đồng...
04h sáng 31.7.2008
31.7. 2008
LÀNG QUẠT
Làng quạt cổ truyền giờ xóa sổ
Thương bàn tay mẹ quạt năm xưa
Thương người vót nan khuya, dán giấy ...
Quên đêm đông cửa sổ gió lùa
Làng quạt còn trên tranh Tố Nữ
Còn trong anh thắm mối duyên đầu
Em đã quạt tình ta thầm lặng
Vẹn nguyên lòng xanh suốt đến muôn sau
Con cháu ta hẳn rồi quen quạt điện
Những vòng quay chóng mặt bên đời
Chuyện ngày xưa .. rồi sẽ thành cổ tích
Vẫn mát lòng từ làng quạt xa xôi .
31.7. 2008
LÀNG QUẠT
Làng quạt cổ truyền giờ xóa sổ
Thương bàn tay mẹ quạt năm xưa
Thương người vót nan khuya, dán giấy ...
Quên đêm đông cửa sổ gió lùa
Làng quạt còn trên tranh Tố Nữ
Còn trong anh thắm mối duyên đầu
Em đã quạt tình ta thầm lặng
Vẹn nguyên lòng xanh suốt đến muôn sau
Con cháu ta hẳn rồi quen quạt điện
Những vòng quay chóng mặt bên đời
Chuyện ngày xưa .. rồi sẽ thành cổ tích
Vẫn mát lòng từ làng quạt xa xôi .
Thứ Hai, 28 tháng 7, 2008
30.7. 2008
MÌNH SẼ ĐI NƠI KHÁC
" Chiếu dời đô " gửi các con
Giã ngôi nhà ven sông
Mình sẽ đi nơi khác
Giã cây đào đã đi vào trang văn
ngày con thi toàn quốc
Có thể vui hoặc có thể buồn
Những cánh chuồn mỏng tang trên bờ rào con gặp
Những dế mèn, dế trũi phiêu lưu
Cánh đồng tuổi thơ con chẳng biết hận cừu
Mình sẽ đi nơi khác !
Con sẽ đến với mái trường xanh mát
Những hàng cây rộn tiếng chim ca
Và đi trên con đường nhựa lát
Nhớ đừng quên đường cấp phối quê nhà ...
15/04/1994
30.7. 2008
MÌNH SẼ ĐI NƠI KHÁC
" Chiếu dời đô " gửi các con
Giã ngôi nhà ven sông
Mình sẽ đi nơi khác
Giã cây đào đã đi vào trang văn
ngày con thi toàn quốc
Có thể vui hoặc có thể buồn
Những cánh chuồn mỏng tang trên bờ rào con gặp
Những dế mèn, dế trũi phiêu lưu
Cánh đồng tuổi thơ con chẳng biết hận cừu
Mình sẽ đi nơi khác !
Con sẽ đến với mái trường xanh mát
Những hàng cây rộn tiếng chim ca
Và đi trên con đường nhựa lát
Nhớ đừng quên đường cấp phối quê nhà ...
15/04/1994
30.7. 2008
DỌC ĐƯỜNG 8
- Sáng làm việc bình thường. Duyệt tuyển sinh…
- Trưa: Nhà báo MINH TUẤN và VĂN TÚ (Báo Quảng Trị ) vào làm việc và anh em hội ngộ. Riêng mình phải chia tay sớm để đi Vĩnh Linh.
- 13h xe cơ quan đến nhà đón đi viếng nhà giáo LÝ VĂN BIÊN, nguyên Trưởng phòng Giáo dục Hải Lăng đầu tiên sau ngày giải phóng đã mất tại thôn Hiền Lương “bên ven bờ Hiền Lương”(Vĩnh Linh), thọ 76 tuổi. Mấy anh em cơ quan cùng đi.Mình thực sự cảm động vì mấy lẽ:
-Các đây 33 năm, một thầy giáo quê Hải Thành, Hải Lăng tập kết trở về trong bộ đồ Tô Châu về nhận công tác một địa bàn gian khổ. Trường học là tranh tre nứa lá tạm thời. Bà con gia tài chỉ là đôi quang gánh trên vai. Dân khổ thì cán bộ khổ, tất nhiên.
-Năm sau(1976), không may người bạn đời của thầy về cõi vĩnh hằng để lại 6 người con(3 trai, 3 gái). Lúc này thầy mới 44 tuổi với cảnh gà trống nuội con và tất cả đều thành đạt. Đứa con gái út của thầy vừa tốt nghiệp Đại học và đã nhận công tác. Tập trung nuôi con nên nhà cửa còn khó khăn. Bản thân thầy bị ung thư
con cháu chăm sóc gần cả năm trời! Tôi cảm phục bởi lẽ 32 năm qua thầy đã thay mặt vai trò người mẹ để chăm bẵm đàn con . Đứa cháu ngoại của Thầy vừa có kết quả đỗ Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh 26 điểm chưa kịp mừng cháu thì đã mất!
Viết những dòng này, như là nén tâm hương, tôi xin tưởng niệm thầy và chúc thầy an vui trong vô lượng kiếp!
30.7. 2008
DỌC ĐƯỜNG 8
- Sáng làm việc bình thường. Duyệt tuyển sinh…
- Trưa: Nhà báo MINH TUẤN và VĂN TÚ (Báo Quảng Trị ) vào làm việc và anh em hội ngộ. Riêng mình phải chia tay sớm để đi Vĩnh Linh.
- 13h xe cơ quan đến nhà đón đi viếng nhà giáo LÝ VĂN BIÊN, nguyên Trưởng phòng Giáo dục Hải Lăng đầu tiên sau ngày giải phóng đã mất tại thôn Hiền Lương “bên ven bờ Hiền Lương”(Vĩnh Linh), thọ 76 tuổi. Mấy anh em cơ quan cùng đi.Mình thực sự cảm động vì mấy lẽ:
-Các đây 33 năm, một thầy giáo quê Hải Thành, Hải Lăng tập kết trở về trong bộ đồ Tô Châu về nhận công tác một địa bàn gian khổ. Trường học là tranh tre nứa lá tạm thời. Bà con gia tài chỉ là đôi quang gánh trên vai. Dân khổ thì cán bộ khổ, tất nhiên.
-Năm sau(1976), không may người bạn đời của thầy về cõi vĩnh hằng để lại 6 người con(3 trai, 3 gái). Lúc này thầy mới 44 tuổi với cảnh gà trống nuội con và tất cả đều thành đạt. Đứa con gái út của thầy vừa tốt nghiệp Đại học và đã nhận công tác. Tập trung nuôi con nên nhà cửa còn khó khăn. Bản thân thầy bị ung thư
con cháu chăm sóc gần cả năm trời! Tôi cảm phục bởi lẽ 32 năm qua thầy đã thay mặt vai trò người mẹ để chăm bẵm đàn con . Đứa cháu ngoại của Thầy vừa có kết quả đỗ Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh 26 điểm chưa kịp mừng cháu thì đã mất!
Viết những dòng này, như là nén tâm hương, tôi xin tưởng niệm thầy và chúc thầy an vui trong vô lượng kiếp!
Tối 28.7. 2008
HOA DÃ THẢO
Lâu rồi ba chơi cây cảnh
Khôn nguôi cỏ nội hương đồng
Ông bà tấc lòng canh cánh
Đồng làng đất ải nắng nôi !
Bao giờ con nghe Đất thở
Ướm phèn gan nóng bàn chân
Nhớ về đời ba một thuở
Tình quê xa hóa như gần
Ba nhớ màu hoa dã thảo
Nhẹ nhàng, đôn hậu, thủy chung
Hoa mọc từ trong ruột đất
Một đời sắc nét bao dung.
Như Đất, như Người làng vậy
Ba đi còn nhớ quay về
Cây - cảnh - đời - ba - chật - hẹp
Mai cùng dã thảo rong sang ...
Tối 28.7. 2008
HOA DÃ THẢO
Lâu rồi ba chơi cây cảnh
Khôn nguôi cỏ nội hương đồng
Ông bà tấc lòng canh cánh
Đồng làng đất ải nắng nôi !
Bao giờ con nghe Đất thở
Ướm phèn gan nóng bàn chân
Nhớ về đời ba một thuở
Tình quê xa hóa như gần
Ba nhớ màu hoa dã thảo
Nhẹ nhàng, đôn hậu, thủy chung
Hoa mọc từ trong ruột đất
Một đời sắc nét bao dung.
Như Đất, như Người làng vậy
Ba đi còn nhớ quay về
Cây - cảnh - đời - ba - chật - hẹp
Mai cùng dã thảo rong sang ...
Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2008
29.7. 2008
KỶ NIỆM VỀ
MỘT CÂU ĐỐI NGÀY XUÂN
Tôi còn nhớ như in đêm giao thừa năm ấy- giao thừa tết Quí mùi ( năm 2003), đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp không khí vui tết đón xuân khắp ba miền. Đây là một sinh hoạt văn hoá tinh thần thực sự có ý nghĩa. Những người trong nước, kiều bào ở nước ngoài chắc chắn ai cũng “dán mắt” với cầu truyền hình để thấy ấm lòng hơn bên vị mứt gừng cay, bên “ thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ ...”
Đúng 20 giờ kém 15 phút, có một “sân chơi” chúng tôi không ngờ tới. Đó là giáo sư Vũ Khiêu ra câu đối trên truyền hình.
“ Trung với nước, hiếu với dân, đưa đất nước trên đường giàu mạnh”
“Xuất đối dị, đối đối nan”.. ( Ra câu đối dễ, đối lại khó) thế nhưng chưa đầy 5 tiếng đồng hồ sau, khi tổng kết, công bố kết quả đã có gần 10 ngàn người trong cả nước gửi về, vượt ngoài dự kiến của người ra đề và ban giám khảo phải làm việc cật lực.
Tôi và Thạc sĩ Võ Văn Luyến, hai anh em ruột cùng cha sinh mẹ đẻ, cùng ấm lạnh theo dòng đời, cùng ở gần nhau, cùng đam mê nghiệp chướng đã hội ý nhau: đối lại sau 15 phút.
“ Tốt việc đời, đẹp việc đạo, dựng xây đời khởi sắc văn minh”
Và điện thoại ra Hà Nội, lúc này Đài THVN nghẽn mạch, chúng tôi phải bấm-tắt-bấm nốt Redial chen từng giây mới chuyển tải được nội dung. Đầu dây bên kia, người tiếp nhận được vế đối yêu cầu chúng tôi đọc chậm từng chữ, cho biết địa chỉ và thông báo chờ xem kết quả vào trước lúc kết thúc cầu truyền hình.
Hồi hộp, chờ đợi. Cả hai anh em chúng tôi đều thấp thỏm và vẫn có chút le lói hy vọng.
Giờ G đã đến, giáo sư Vũ Khiêu tổng kết cuộc thi và công bố 1 giải nhất và 4 giải nhì. Giải nhất thuộc về đồng chí nào đó ở Thành phố Hải Phòng, tôi không nhớ tên. Đến lượt anh em chúng tôi, giáo sư nhận xét: “Đây là một trong những vế đối hay, chuẩn về từ loại, nội dung phù hợp với Nghị quyết VII về đại đoàn kết toàn dân tộc và tôn giáo... xứng đáng đạt giải nhì”.
Lúc này, hai gia đình chúng tôi (nhà kề nhau, không có đường phân vạch) đã cùng vui tết chung. Còn bạn bè chúng tôi liên tục, liên tục điện thoại về, lúc này ngược lại nhà tôi lại “nghẽn mạch” điện thoại. Một số anh em thân tình, gần gũi đến xông đất và chia sẻ nóng niềm vui này. Hai cô con gái chúng tôi ( sinh viên về nghỉ tết) nói to lên : “Chưa bao giờ nhà mình và nhà chú vui hết mức như thế này!”.
Đêm ấy, chúng tôi không ngủ, cả 2 nhà chúng tôi không ngủ! Chai rượu chát Pháp đã bật ra. Thi sĩ Võ Văn Luyến cùng người bạn đời, cùng “nhà tôi” nâng ly tiếp khách. Tôi cứ chạy ra chạy vào nghe điện thoại chúc mừng.
Có thể nói Hạnh phúc lúc giao thừa đã đến với chúng tôi, chắc chắn khó mà “trùng lai”!
29.7. 2008
KỶ NIỆM VỀ
MỘT CÂU ĐỐI NGÀY XUÂN
Tôi còn nhớ như in đêm giao thừa năm ấy- giao thừa tết Quí mùi ( năm 2003), đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp không khí vui tết đón xuân khắp ba miền. Đây là một sinh hoạt văn hoá tinh thần thực sự có ý nghĩa. Những người trong nước, kiều bào ở nước ngoài chắc chắn ai cũng “dán mắt” với cầu truyền hình để thấy ấm lòng hơn bên vị mứt gừng cay, bên “ thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ ...”
Đúng 20 giờ kém 15 phút, có một “sân chơi” chúng tôi không ngờ tới. Đó là giáo sư Vũ Khiêu ra câu đối trên truyền hình.
“ Trung với nước, hiếu với dân, đưa đất nước trên đường giàu mạnh”
“Xuất đối dị, đối đối nan”.. ( Ra câu đối dễ, đối lại khó) thế nhưng chưa đầy 5 tiếng đồng hồ sau, khi tổng kết, công bố kết quả đã có gần 10 ngàn người trong cả nước gửi về, vượt ngoài dự kiến của người ra đề và ban giám khảo phải làm việc cật lực.
Tôi và Thạc sĩ Võ Văn Luyến, hai anh em ruột cùng cha sinh mẹ đẻ, cùng ấm lạnh theo dòng đời, cùng ở gần nhau, cùng đam mê nghiệp chướng đã hội ý nhau: đối lại sau 15 phút.
“ Tốt việc đời, đẹp việc đạo, dựng xây đời khởi sắc văn minh”
Và điện thoại ra Hà Nội, lúc này Đài THVN nghẽn mạch, chúng tôi phải bấm-tắt-bấm nốt Redial chen từng giây mới chuyển tải được nội dung. Đầu dây bên kia, người tiếp nhận được vế đối yêu cầu chúng tôi đọc chậm từng chữ, cho biết địa chỉ và thông báo chờ xem kết quả vào trước lúc kết thúc cầu truyền hình.
Hồi hộp, chờ đợi. Cả hai anh em chúng tôi đều thấp thỏm và vẫn có chút le lói hy vọng.
Giờ G đã đến, giáo sư Vũ Khiêu tổng kết cuộc thi và công bố 1 giải nhất và 4 giải nhì. Giải nhất thuộc về đồng chí nào đó ở Thành phố Hải Phòng, tôi không nhớ tên. Đến lượt anh em chúng tôi, giáo sư nhận xét: “Đây là một trong những vế đối hay, chuẩn về từ loại, nội dung phù hợp với Nghị quyết VII về đại đoàn kết toàn dân tộc và tôn giáo... xứng đáng đạt giải nhì”.
Lúc này, hai gia đình chúng tôi (nhà kề nhau, không có đường phân vạch) đã cùng vui tết chung. Còn bạn bè chúng tôi liên tục, liên tục điện thoại về, lúc này ngược lại nhà tôi lại “nghẽn mạch” điện thoại. Một số anh em thân tình, gần gũi đến xông đất và chia sẻ nóng niềm vui này. Hai cô con gái chúng tôi ( sinh viên về nghỉ tết) nói to lên : “Chưa bao giờ nhà mình và nhà chú vui hết mức như thế này!”.
Đêm ấy, chúng tôi không ngủ, cả 2 nhà chúng tôi không ngủ! Chai rượu chát Pháp đã bật ra. Thi sĩ Võ Văn Luyến cùng người bạn đời, cùng “nhà tôi” nâng ly tiếp khách. Tôi cứ chạy ra chạy vào nghe điện thoại chúc mừng.
Có thể nói Hạnh phúc lúc giao thừa đã đến với chúng tôi, chắc chắn khó mà “trùng lai”!
28.07.2008 Bông hoa đẹp nơi miền cát trắng
..::Trang nhất » Hoa giữa đời thường » Chi tiết ::..
Bông hoa đẹp nơi miền cát trắng
Quê Ngân bên dòng Ô Lâu thơ mộng. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình hiếu học: Cha tốt nghiệp Đại học Sư phạm Toán, là Phó hiệu trưởng Trường THCS Hải Hòa, mẹ tốt nghiệp ĐHSP Văn, chú ruột là nghiên cứu sinh chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ ở Nhật.
Sau khi cha mất, Trần Thị Hồng Ngân đến học ở Trường THCS thị trấn Hải Lăng. Cô bé lớp 7 này đã kế thừa và phát huy truyền thống rạng rỡ của gia đình, không ngừng vươn lên chăm ngoan, học giỏi. Ở bậc tiểu học, em là học sinh giỏi toàn diện. Lớp 3, lớp 5 em đều đoạt giải nhất hội thi "Nói hay, viết đẹp" cấp huyện, đặc biệt em tiếp tục đoạt giải nhất bộ môn Tiếng Việt cấp tỉnh.
Hồn nhiên, dễ thương, ăn nói trôi chảy lưu loát, năng động là tố chất thường trực trong em. Các thầy cô giáo chủ nhiệm đều khen em chăm phát biểu đã đúng lại hay, có sáng tạo. Nhà ở khóm 3, thị trấn Hải Lăng, mẹ đi dạy, Hồng Ngân biết sắp xếp việc học hợp lý, giúp mẹ và hướng dẫn em học ở nhà. Chính vì thế mà hai chị em đều học giỏi.
Lên THCS, em tiếp tục giữ vững và phát triển vị thế của mình. Lớp 6, lớp 7 em là học sinh giỏi toàn diện. Mới đây, tham gia hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ" và Liên hoan văn nghệ "Bài ca dâng Bác", em đoạt cùng lúc 2 giải nhất, được Hội đồng Đội tỉnh Quảng Trị tặng Bằng khen. Ghi nhận thành tích của em, Hội đồng Đội tỉnh cũng đã tặng cho em danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ" 3 năm 2003- 2006.
Gặp em, khi hỏi về ước mơ tương lai, Hồng Ngân trả lời: "Em cố gắng học tốt để sau này trở thành nhà báo, nhà báo giúp ích cho đời và không phải dễ để trở thành phóng viên phải không thầy?"
Chia tay em, một bông hoa đẹp nơi miền cát trắng Hải Lăng, tôi chúc em đạt thành mơ ước và tương lai phía trước đang đón chờ em.
Võ Văn Hoa
..::Bài và ảnh: www.baoquangtri.vn
28.07.2008 Bông hoa đẹp nơi miền cát trắng
..::Trang nhất » Hoa giữa đời thường » Chi tiết ::..
Bông hoa đẹp nơi miền cát trắng
Quê Ngân bên dòng Ô Lâu thơ mộng. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình hiếu học: Cha tốt nghiệp Đại học Sư phạm Toán, là Phó hiệu trưởng Trường THCS Hải Hòa, mẹ tốt nghiệp ĐHSP Văn, chú ruột là nghiên cứu sinh chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ ở Nhật.
Sau khi cha mất, Trần Thị Hồng Ngân đến học ở Trường THCS thị trấn Hải Lăng. Cô bé lớp 7 này đã kế thừa và phát huy truyền thống rạng rỡ của gia đình, không ngừng vươn lên chăm ngoan, học giỏi. Ở bậc tiểu học, em là học sinh giỏi toàn diện. Lớp 3, lớp 5 em đều đoạt giải nhất hội thi "Nói hay, viết đẹp" cấp huyện, đặc biệt em tiếp tục đoạt giải nhất bộ môn Tiếng Việt cấp tỉnh.
Hồn nhiên, dễ thương, ăn nói trôi chảy lưu loát, năng động là tố chất thường trực trong em. Các thầy cô giáo chủ nhiệm đều khen em chăm phát biểu đã đúng lại hay, có sáng tạo. Nhà ở khóm 3, thị trấn Hải Lăng, mẹ đi dạy, Hồng Ngân biết sắp xếp việc học hợp lý, giúp mẹ và hướng dẫn em học ở nhà. Chính vì thế mà hai chị em đều học giỏi.
Lên THCS, em tiếp tục giữ vững và phát triển vị thế của mình. Lớp 6, lớp 7 em là học sinh giỏi toàn diện. Mới đây, tham gia hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ" và Liên hoan văn nghệ "Bài ca dâng Bác", em đoạt cùng lúc 2 giải nhất, được Hội đồng Đội tỉnh Quảng Trị tặng Bằng khen. Ghi nhận thành tích của em, Hội đồng Đội tỉnh cũng đã tặng cho em danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ" 3 năm 2003- 2006.
Gặp em, khi hỏi về ước mơ tương lai, Hồng Ngân trả lời: "Em cố gắng học tốt để sau này trở thành nhà báo, nhà báo giúp ích cho đời và không phải dễ để trở thành phóng viên phải không thầy?"
Chia tay em, một bông hoa đẹp nơi miền cát trắng Hải Lăng, tôi chúc em đạt thành mơ ước và tương lai phía trước đang đón chờ em.
Võ Văn Hoa
..::Bài và ảnh: www.baoquangtri.vn
Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2008
28.7. 2008
NHƯ LÀ CHUYỆN CỔ TÍCH
1/ Thấm thoát đã 30 năm. Cậu bé Trần Văn Giải Phóng, quê ở xã Hải Hoà, Hải Lăng với cái tên cha sinh mẹ đẻ đã lớn lên cường tráng cùng với quê hương. Khi viết những dòng này, bất giác tôi nhớ về em. Có ai hay biết rằng, từ cái miền đồng sâu chiêm khê mùa thối ấy, em đã đi lên muôn nổi khó nhọc. Tôi được biết nhiều em quê ở đây từ 4 giờ sáng đã lặn lội gò lưng trên những chiếc xe đạp cà tàng, băng qua những đường làng nhảo bùn để đến trường PTTH Hải Lăng, với chiều dài trên 25 cây số để kịp đến giờ học.
Giải Phóng, em bắt đầu điểm xuất phát như vậy, để rồi bằng ý chí vượt khó hiếu học, năm học 1993-1994 cùng một lúc đạt hai giải toán và hoá lớp 12 trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, sau đó em đỗ luôn vào 3 trường Đại học, cuối cùng em chọn trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp, Giải Phóng về nhận công tác giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Huế và được trường cử đi du học ở Nhật chuẩn bị bảo vệ Luận án Tiến sĩ sắp tới.
Thế đấy, là một chuyện bình thường nhưng tôi cứ ngỡ như là nhân vật từ trong chuyện cổ tích viết ra.
2/ Năm ấy, sau ngày giải phóng, chúng tôi về dạy học ở Hải Khê, lội bộ qua những tràng cát đến nao lòng. “ Bãi cát dài, bãi cát dài biết tính sao đây”. Đường thì mờ mịt..., câu thơ của Cao Chu Thần thế kỷ 19 vẫn còn nguyên ý nghĩa. Tôi lại nhớ Lỗ Tấn có nói đại ý rằng trên mặt đất này không có con đường mòn nào cả, người ta dẫm mãi thành đường. Và chúng tôi cứ thế hướng về trường nơi có cây dương cao vút là tiêu điểm để thẳng tiến. Gian nan vất vả trăm bề. Khổ nhất là hàng tháng anh em thay nhau lên cửa hàng lương thực Hội Yên gùi gạo. Lại nữa trường học là tranh tre, nứa lá sơ sài, bàn ghế được kê lên trên cát. Chiến tranh đã tàn phá Quảng Trị nói chung, Hải Lăng nói riêng, ở đâu ở đâu cũng thành vàng đai trắng ! Bà con khắp nơi sơ tán về, gia tài gom lại chỉ còn là đôi gánh trên vai.
Để rồi 30 năm sau từ mảnh đất đau thương nhưng anh dũng kiên cường này nơi chị Trần Thị Tâm đã từng “ ăn xương rồng thay cơm, da con gái xanh dần” nay đã đổi thay với tốc độ chóng mặt những con đường đất đỏ biên hoà đã được nối từ Hải Dương đến Hải Khê; thảm nhựa từ Hải Khê đến Hải An như những cánh tay lực lưỡng vươn ra và song hành với biển. Các mẹ, các chị ở đây không còn cái cảnh “ chạy cá” chiều hay nửa đêm như trước. Các cô giáo không còn thở dốc “ Mạ ơi !” như xưa. Có đường là có tất cả. Còn trường học thì hết chỗ nói. Trường Hải Khê khang trang đẹp đẽ, tường tô đá rửa; Trường TH Hải An, Hải Khê, trường THCS An Khê đã lên tầng cao, Hải Lăng bây giờ là thế. Các trường vùng đồng bằng thì có nhiều bước tiến. Trường PTTH Hải Lăng, Nam Hải Lăng, THCS Hội Yên, THCS Hải Dương, THCS Thị trấn, THCS Hải Thiện ...đã đang tiếp tục vươn cao. Số lượng trường, lớp, học sinh ngày một nhiều hơn, chất lượng đại trà cũng như mũi nhọn ngày một cao hơn. Trường học không chỉ thay đổi cảnh quan bên ngoài mà bên trong lớp học đã được xanh hoá. 30 năm ...30 năm ngỡ như là chuyện cổ tích.
3/ Thị trấn Hải Lăng khiêm nhường nằm trên chặng đường của con đường Quảng Trị-Huế, nơi mà ngày trước Pháp gọi là “con đường không vui”, trong mùa hè đỏ lửa 1972 đoạn đường từ Bến Đá đến Ngã ba Long Hưng với têngoij mới: “Đại lộ kinh hoàng”. Ngược dòng thời gian hơn chút nữa thì đây xưa là vùng rừng núi:
Hoang dã một thời lau lách
Người về Thượng Đạo xa xôi
Bên khe Nước chè róc rách
Tôi ngồi tôi nghĩ thằng tôi ...
( Bên khe Nước Chè)
Thế mà sau 30 năm quê hương giải phóng, 15 năm lập lại huyện nhà, từ mảnh đất “gió Lào cát trắng” này đã mọc lên những “cao ốc”. Bộ máy của Huyện đều tập trung quanh đây. Lịch sử huyện nhà đã sang trang mới. Mười lăm năm bấy nhiêu ngày. Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều.
Vâng, cuộc sống đang ấm dần lên. Làng quê đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điện đã thắp sáng hầu hết các vùng dân cư xa xôi hẻo lánh. Những con đường bê tông hoá từ đầu làng đến cuối thôn xóm. Anh bạn tôi từ Bình Dương, sau nhiều năm xa quê trở về thảng thốt ngạc nhiên: “Tôi không ngờ!”, Tôi không ngờ! Ngày ấy mình ra đi để vật lộn với cuộc sống thì quê mình chẳng có gì đâu, nếu không nói là còn lại bùng nhùng dây thép gai và bom đạn. Để bây giờ ... phải chăng như thế là chuyện cổ tích, phải không!”.
Võ Văn Hoa
28.7. 2008
NHƯ LÀ CHUYỆN CỔ TÍCH
1/ Thấm thoát đã 30 năm. Cậu bé Trần Văn Giải Phóng, quê ở xã Hải Hoà, Hải Lăng với cái tên cha sinh mẹ đẻ đã lớn lên cường tráng cùng với quê hương. Khi viết những dòng này, bất giác tôi nhớ về em. Có ai hay biết rằng, từ cái miền đồng sâu chiêm khê mùa thối ấy, em đã đi lên muôn nổi khó nhọc. Tôi được biết nhiều em quê ở đây từ 4 giờ sáng đã lặn lội gò lưng trên những chiếc xe đạp cà tàng, băng qua những đường làng nhảo bùn để đến trường PTTH Hải Lăng, với chiều dài trên 25 cây số để kịp đến giờ học.
Giải Phóng, em bắt đầu điểm xuất phát như vậy, để rồi bằng ý chí vượt khó hiếu học, năm học 1993-1994 cùng một lúc đạt hai giải toán và hoá lớp 12 trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, sau đó em đỗ luôn vào 3 trường Đại học, cuối cùng em chọn trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp, Giải Phóng về nhận công tác giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Huế và được trường cử đi du học ở Nhật chuẩn bị bảo vệ Luận án Tiến sĩ sắp tới.
Thế đấy, là một chuyện bình thường nhưng tôi cứ ngỡ như là nhân vật từ trong chuyện cổ tích viết ra.
2/ Năm ấy, sau ngày giải phóng, chúng tôi về dạy học ở Hải Khê, lội bộ qua những tràng cát đến nao lòng. “ Bãi cát dài, bãi cát dài biết tính sao đây”. Đường thì mờ mịt..., câu thơ của Cao Chu Thần thế kỷ 19 vẫn còn nguyên ý nghĩa. Tôi lại nhớ Lỗ Tấn có nói đại ý rằng trên mặt đất này không có con đường mòn nào cả, người ta dẫm mãi thành đường. Và chúng tôi cứ thế hướng về trường nơi có cây dương cao vút là tiêu điểm để thẳng tiến. Gian nan vất vả trăm bề. Khổ nhất là hàng tháng anh em thay nhau lên cửa hàng lương thực Hội Yên gùi gạo. Lại nữa trường học là tranh tre, nứa lá sơ sài, bàn ghế được kê lên trên cát. Chiến tranh đã tàn phá Quảng Trị nói chung, Hải Lăng nói riêng, ở đâu ở đâu cũng thành vàng đai trắng ! Bà con khắp nơi sơ tán về, gia tài gom lại chỉ còn là đôi gánh trên vai.
Để rồi 30 năm sau từ mảnh đất đau thương nhưng anh dũng kiên cường này nơi chị Trần Thị Tâm đã từng “ ăn xương rồng thay cơm, da con gái xanh dần” nay đã đổi thay với tốc độ chóng mặt những con đường đất đỏ biên hoà đã được nối từ Hải Dương đến Hải Khê; thảm nhựa từ Hải Khê đến Hải An như những cánh tay lực lưỡng vươn ra và song hành với biển. Các mẹ, các chị ở đây không còn cái cảnh “ chạy cá” chiều hay nửa đêm như trước. Các cô giáo không còn thở dốc “ Mạ ơi !” như xưa. Có đường là có tất cả. Còn trường học thì hết chỗ nói. Trường Hải Khê khang trang đẹp đẽ, tường tô đá rửa; Trường TH Hải An, Hải Khê, trường THCS An Khê đã lên tầng cao, Hải Lăng bây giờ là thế. Các trường vùng đồng bằng thì có nhiều bước tiến. Trường PTTH Hải Lăng, Nam Hải Lăng, THCS Hội Yên, THCS Hải Dương, THCS Thị trấn, THCS Hải Thiện ...đã đang tiếp tục vươn cao. Số lượng trường, lớp, học sinh ngày một nhiều hơn, chất lượng đại trà cũng như mũi nhọn ngày một cao hơn. Trường học không chỉ thay đổi cảnh quan bên ngoài mà bên trong lớp học đã được xanh hoá. 30 năm ...30 năm ngỡ như là chuyện cổ tích.
3/ Thị trấn Hải Lăng khiêm nhường nằm trên chặng đường của con đường Quảng Trị-Huế, nơi mà ngày trước Pháp gọi là “con đường không vui”, trong mùa hè đỏ lửa 1972 đoạn đường từ Bến Đá đến Ngã ba Long Hưng với têngoij mới: “Đại lộ kinh hoàng”. Ngược dòng thời gian hơn chút nữa thì đây xưa là vùng rừng núi:
Hoang dã một thời lau lách
Người về Thượng Đạo xa xôi
Bên khe Nước chè róc rách
Tôi ngồi tôi nghĩ thằng tôi ...
( Bên khe Nước Chè)
Thế mà sau 30 năm quê hương giải phóng, 15 năm lập lại huyện nhà, từ mảnh đất “gió Lào cát trắng” này đã mọc lên những “cao ốc”. Bộ máy của Huyện đều tập trung quanh đây. Lịch sử huyện nhà đã sang trang mới. Mười lăm năm bấy nhiêu ngày. Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều.
Vâng, cuộc sống đang ấm dần lên. Làng quê đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điện đã thắp sáng hầu hết các vùng dân cư xa xôi hẻo lánh. Những con đường bê tông hoá từ đầu làng đến cuối thôn xóm. Anh bạn tôi từ Bình Dương, sau nhiều năm xa quê trở về thảng thốt ngạc nhiên: “Tôi không ngờ!”, Tôi không ngờ! Ngày ấy mình ra đi để vật lộn với cuộc sống thì quê mình chẳng có gì đâu, nếu không nói là còn lại bùng nhùng dây thép gai và bom đạn. Để bây giờ ... phải chăng như thế là chuyện cổ tích, phải không!”.
Võ Văn Hoa
Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2008
27.7. 2008
THƠ VUI TẶNG VÕ VĂN HOA
RA ĐI NHỚ CỤ TIÊN ĐIỀN
VỀ QUÊ THÀNH CỔ MỘT MIỀN TÂM LINH
NGƯỜI XƯA BẢY NỔI BA CHÌM
NGƯỜI NAY LẠI CỨ ĐI TÌM NGƯỜI XƯA.
PHẠM XUÂN DŨNG
(PV ĐÀI PT-TH QUẢNG TRỊ)
THÂN TẶNG VÕ VĂN HOA
Cám ơn đời dành cho tôi niềm hạnh phúc
Được về nguồn tìm lại ký ức xưa
Vây quanh tôi bạn bè ôn kỷ niệm
Tuổi hồn nhiên vang vọng tiếng nói cười
10/12/2006
NGUYỄN VĂN TRỊ
(TP. HỒ CHÍ MINH)
27.7. 2008
THƠ VUI TẶNG VÕ VĂN HOA
RA ĐI NHỚ CỤ TIÊN ĐIỀN
VỀ QUÊ THÀNH CỔ MỘT MIỀN TÂM LINH
NGƯỜI XƯA BẢY NỔI BA CHÌM
NGƯỜI NAY LẠI CỨ ĐI TÌM NGƯỜI XƯA.
PHẠM XUÂN DŨNG
(PV ĐÀI PT-TH QUẢNG TRỊ)
THÂN TẶNG VÕ VĂN HOA
Cám ơn đời dành cho tôi niềm hạnh phúc
Được về nguồn tìm lại ký ức xưa
Vây quanh tôi bạn bè ôn kỷ niệm
Tuổi hồn nhiên vang vọng tiếng nói cười
10/12/2006
NGUYỄN VĂN TRỊ
(TP. HỒ CHÍ MINH)
27.7.2008
QUA ĐẠO ĐẦU
NHỚ THẦY PHAN PHỤNG THẠCH
Những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, tôi ra học đệ nhị cấp Nguyễn Hoàng. Mới đó mà đã 38 năm. 38năm chưa phải là dài nhưng với tôi đã có những kỷ niệm sâu sắc về mái trường, thầy cô, bạn bè. Là dân ban C (ban văn chương) nên tôi thường đến thư viện nhà trường. Người thầy "Quản thư" không dạy tôi một giờ nào nhưng tôi rất "tâm phục khẩu phục" đó là nhà giáo - nhà thơ Phan Phụng Thạch, người mà tôi thường gặp tác giả trên những tạp chí bách khoa: văn, những tờ báo "Vang bóng một thời".
Một ông thầy dong dỏng cao thường đeo kính trắng, ít nói, nhưng đọc thơ thầy mới hay cái tâm của người luôn hướng về quê hương, bạn bè đặc biệt là học trò của mình. Tập thơ " Lưu bút mùa hạ" của thầy là một minh chứng:
" Rồi chiều nay giã từ từng nỗi chết
Ta trở về đứng giữa những tang thương
Quê hương đó những chiếc cầu đã gãy
Còn mong chi nối lại những con đường.
Còn ai đó những người thân yêu cũ
Thắp giùm ta một chút nắng trong hồn
Em còn không hay muôn đời đã ngủ
Ôi một thời hoa bướm Hạnh Hoa thôn..."
( Khi ta về Quảng Trị)
Quê thầy ở thôn Đạo Đầu xã Triệu Trung một làng quê có truyền thống văn hóa. Giáo sư Phan Văn Dật - tác giả "Bâng khuâng" (thơ tiền chiến) trong "Thi nhân Việt Nam" (Hoài Thân - Hoài Chân) có đề cập cũng là người cùng làng. Nhiều lần qua Đạo Đầu, hình ảnh thi sĩ họ Phan này cứ ám ảnh trong tôi hoài! Phải chăng có cùng mẫu số chung về duyên nợ thi ca?
Sau này vào Huế học sư phạm thì bàng hoàng nghe tin "Thầy Thạch đã mất vì mắc phải căn bệnh quái ác: "Bệnh hoại huyết". Tôi nhớ không nhầm, trên tạp chí Bách khoa, nhà thơ Chu Vương Miện đã có số tưởng niệm về thầy. Có đăng ảnh vài dòng tiểu sử và trích đăng một chùm thơ . Trong đó có bài tặng người bạn thơ Trần Văn Lữ.
" Thằng bạn chưa già tóc đã bạc
Bụng đầy kinh lễ với kinh thư
Chuyện đời hư ảo xin mài gác
Không lẻ mày là ngủ tử tư
Hay mài muốn làm một Nhan Hồi
Thôi hãy vì nhau uống mềm môi
Đã biết đời người cơn gió thoảng
Thì mau kẻo rượu sẽ bay hơi..."
Mới đây gặp lại một số bạn bè thành phố Hồ Chí Minh về quê, nhắc lại thầy cũ, ai cũng bồi hồi xúc động và mong muốn có một dịp nào đó cùng hành hương về quê thầy - quê nhà thơ Phan Phụng Thạch.
Những điều chân thực mà thầy đã ghi trong thơ "... những chiếc cầu đã gãy..." ấy bây giờ đã được nối lại. Cầu Hiền Lương, cầu Thạch Hãn...không chỉ một cầu mà có đến 2 cầu, kể cả phục chế nguyên trạng di tích cầu.
Thầy Thạch ơi, một cõi vô minh, tôi vẫn tin tưởng tâm trạng khắc khoải của nhà thơ sẽ an lòng trước hiện thực cuộc sống sôi động hôm nay một khi nước nhà đã thống nhất.
V.Văn Hoa
27.7.2008
QUA ĐẠO ĐẦU
NHỚ THẦY PHAN PHỤNG THẠCH
Những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, tôi ra học đệ nhị cấp Nguyễn Hoàng. Mới đó mà đã 38 năm. 38năm chưa phải là dài nhưng với tôi đã có những kỷ niệm sâu sắc về mái trường, thầy cô, bạn bè. Là dân ban C (ban văn chương) nên tôi thường đến thư viện nhà trường. Người thầy "Quản thư" không dạy tôi một giờ nào nhưng tôi rất "tâm phục khẩu phục" đó là nhà giáo - nhà thơ Phan Phụng Thạch, người mà tôi thường gặp tác giả trên những tạp chí bách khoa: văn, những tờ báo "Vang bóng một thời".
Một ông thầy dong dỏng cao thường đeo kính trắng, ít nói, nhưng đọc thơ thầy mới hay cái tâm của người luôn hướng về quê hương, bạn bè đặc biệt là học trò của mình. Tập thơ " Lưu bút mùa hạ" của thầy là một minh chứng:
" Rồi chiều nay giã từ từng nỗi chết
Ta trở về đứng giữa những tang thương
Quê hương đó những chiếc cầu đã gãy
Còn mong chi nối lại những con đường.
Còn ai đó những người thân yêu cũ
Thắp giùm ta một chút nắng trong hồn
Em còn không hay muôn đời đã ngủ
Ôi một thời hoa bướm Hạnh Hoa thôn..."
( Khi ta về Quảng Trị)
Quê thầy ở thôn Đạo Đầu xã Triệu Trung một làng quê có truyền thống văn hóa. Giáo sư Phan Văn Dật - tác giả "Bâng khuâng" (thơ tiền chiến) trong "Thi nhân Việt Nam" (Hoài Thân - Hoài Chân) có đề cập cũng là người cùng làng. Nhiều lần qua Đạo Đầu, hình ảnh thi sĩ họ Phan này cứ ám ảnh trong tôi hoài! Phải chăng có cùng mẫu số chung về duyên nợ thi ca?
Sau này vào Huế học sư phạm thì bàng hoàng nghe tin "Thầy Thạch đã mất vì mắc phải căn bệnh quái ác: "Bệnh hoại huyết". Tôi nhớ không nhầm, trên tạp chí Bách khoa, nhà thơ Chu Vương Miện đã có số tưởng niệm về thầy. Có đăng ảnh vài dòng tiểu sử và trích đăng một chùm thơ . Trong đó có bài tặng người bạn thơ Trần Văn Lữ.
" Thằng bạn chưa già tóc đã bạc
Bụng đầy kinh lễ với kinh thư
Chuyện đời hư ảo xin mài gác
Không lẻ mày là ngủ tử tư
Hay mài muốn làm một Nhan Hồi
Thôi hãy vì nhau uống mềm môi
Đã biết đời người cơn gió thoảng
Thì mau kẻo rượu sẽ bay hơi..."
Mới đây gặp lại một số bạn bè thành phố Hồ Chí Minh về quê, nhắc lại thầy cũ, ai cũng bồi hồi xúc động và mong muốn có một dịp nào đó cùng hành hương về quê thầy - quê nhà thơ Phan Phụng Thạch.
Những điều chân thực mà thầy đã ghi trong thơ "... những chiếc cầu đã gãy..." ấy bây giờ đã được nối lại. Cầu Hiền Lương, cầu Thạch Hãn...không chỉ một cầu mà có đến 2 cầu, kể cả phục chế nguyên trạng di tích cầu.
Thầy Thạch ơi, một cõi vô minh, tôi vẫn tin tưởng tâm trạng khắc khoải của nhà thơ sẽ an lòng trước hiện thực cuộc sống sôi động hôm nay một khi nước nhà đã thống nhất.
V.Văn Hoa
Thứ Năm, 24 tháng 7, 2008
26.7. 2008
Xin đăng lại bài thơ NHỚ VỀ QUẢNG TRỊ của anh để tưởng niệm!
NHỚ VỀ QUẢNG TRỊ
Xa Quảng Trị
Quê hương tôi
Hai mươi năm chưa hề trở lại
Nợ áo cơm dặm đường xa ngái
Lòng hẹn lòng tôi nhé về quê.
Đêm thương nhớ nhiều những kỷ niệm xưa
Sao vương vấn hoài tháng ngày tuổi ấu thơ.
Con sông nhỏ một thời tắm mát ơ .....
Nơi mối tình đầu tôi đã đánh rơi
Nay chốn quê người thương nhớ khôn nguôi
Sông Thạch Hãn muôn đời vẫn chảy
Như nghĩa tình tôi với quê hương
À ơi, ơi à ơi
Nơi chôn nhau cắt rốn khi ra đời
Nên tôi thương tôi nhớ trọn đời
Tôi sẽ về ơi Quảng Trị ơi
Tôi sẽ về tìm kỷ niệm xưa
Giếng nước ao làng bên hàng dừa xanh
Thương ánh trăng vàng Nhĩ Hạ ,Gio Linh
Cho dù ở phương trời phiêu bạt
Nhưng suối nguồn nào cũng về với biển đông.
TẠ NGHI LỄ
26.7. 2008
Xin đăng lại bài thơ NHỚ VỀ QUẢNG TRỊ của anh để tưởng niệm!
NHỚ VỀ QUẢNG TRỊ
Xa Quảng Trị
Quê hương tôi
Hai mươi năm chưa hề trở lại
Nợ áo cơm dặm đường xa ngái
Lòng hẹn lòng tôi nhé về quê.
Đêm thương nhớ nhiều những kỷ niệm xưa
Sao vương vấn hoài tháng ngày tuổi ấu thơ.
Con sông nhỏ một thời tắm mát ơ .....
Nơi mối tình đầu tôi đã đánh rơi
Nay chốn quê người thương nhớ khôn nguôi
Sông Thạch Hãn muôn đời vẫn chảy
Như nghĩa tình tôi với quê hương
À ơi, ơi à ơi
Nơi chôn nhau cắt rốn khi ra đời
Nên tôi thương tôi nhớ trọn đời
Tôi sẽ về ơi Quảng Trị ơi
Tôi sẽ về tìm kỷ niệm xưa
Giếng nước ao làng bên hàng dừa xanh
Thương ánh trăng vàng Nhĩ Hạ ,Gio Linh
Cho dù ở phương trời phiêu bạt
Nhưng suối nguồn nào cũng về với biển đông.
TẠ NGHI LỄ
25.8. 2008
THƯ PHÁP
HOÀNG TẤN TRUNG
Làng văn vật Câu Nhi xã Hải Tân, huyện Hải Lăng đã sản sinh nhiều tài năng. Tiến sĩ Bùi Dục Tài đã khai khoa vào năm 1502 là ông Nghè đầu tiên của xứ Đàng trong, tiếp theo đó là hàng loạt ông Tú, ông Cử, các quan Thượng Thư... liên tiếp xuất hiện qua các triều đại. Đương đại có nhạc sĩ Trần Hoàn, nguyên Bộ trưởng Bộ VH-TT, Phó Chủ tịch thường trực toàn quốc Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt nam và nhiều người khác.
Hoàng Tấn Trung sống trong “nôi làng” đó và bộc lộ nhiều tài năng. Được học đến nơi đến chốn, hiện anh giữ cương vị Trưởng phòng kinh tế- đối ngoại Sở KH đầu tư Quảng Trị, phó giám đốc dự án ADB. Ngoài công tác quản lý, anh còn làm thơ. Thi thoảng trên các báo Quảng Trị, tạp chí Cửa Việt và một số báo khác, ta bắt gặp tác giả với những bài thơ trữ tình. Các đêm thơ, ngày thơ, anh có chất giọng “ thơ quãng trường” có sức lôi cuốn khán thính giả. Bạn bè quen thân anh, công nhận anh có một trí nhớ tốt “chuyện trào kim cổ Đông Tây”.
Đặc biệt những năm gần đây, anh đã liên tục “xuất xưởng” những bức thư pháp chữ Hán và chữ Việt có ấn tượng. Số lượng lên đến hàng ngàn. Mỗi “bức tranh chữ” đều có phong cách riêng, đường nét riêng, khó lẫn ai khác.
Thư pháp Hoàng Tấn Trung khác với thư pháp Thanh Hoàng Khê ( Hà Nội), Nguyễn Thanh Sơn ( Sài Gòn), Sư Phước Thành, Sư Minh Đức, Triều Tâm Ảnh, Nguyệt Đình, Hải Trung ở Huế.
Theo anh, anh đã khổ luyện nhiều năm nay với ba mục đích: “giải trí, luyện tâm và tải đạo” và anh đã thử nghiệm thành công viết thư pháp trên gỗ, xốp, lụa, gạch hoa, giấy dó... đi đâu, đến đâu, anh cố tìm bằng được các chất liệu “đậm đà bản sắc dân tộc” để thể hiện tác phẩm của mình. Ra Bắc công tác, anh tìm về làng Đông Hồ mua giấy dó đặc chủng...
Cuối năm Nhâm ngọ, anh đã tổ chức triển lãm “thư-pháp-vườn” trong một quần thể tự nhiên có cây, có hoa, có sinh cảnh và vật cảnh. Thư pháp của anh cũng đã phục vụ khách thưởng ngoạn trong phiên chợ Đình Bích La ( mồng 4 tết âm lịch năm nay); ngày thơ Việt Nam tại khu di tích Thành Cổ Quảng Trị; lễ hội đón bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia đình làng Câu Nhi quê anh mới đây. Đặc biệt các tác phẩm thư pháp của anh đã đi vào lòng mến mộ của bè bạn và trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi gia đình. Ngoài những câu danh ngôn, những bài thơ, tứ thơ hay... của các danh nhân, anh còn khắc hoạ chữ Tâm, chữ Nhẫn, chữ Tuệ... để “ tải đạo” đó chăng?
“Tầm chương trích cú”, tôi biết Vương Hy Chi- nhà thư pháp Trung Quốc luyện bút liên tục trong mười lăm năm, cháu ông, Vương Thiền Sư đã khổ luyện trong 40 năm. Trương Chi mỗi lần tập viết xong, rửa bút xuống ao, lâu ngày nước ao đen như mực, nhà nghèo, phải luyện viết chữ trên lá chuối. Nhờ thế nét bút ông phóng túng, phiệu đạt, mảnh mai thần điệu...
Hoàng Tấn Trung của Quảng Trị chúng ta hôm nay đã thổi hồn mình vào các bức tranh chữ tài hoa, đã góp thêm cho văn hoá làng, văn hoá vật thể tỉnh nhà những nét xuân sắc, phóng khoáng đến lạ lùng.
Tôi hy vọng “người đam mê thư pháp” ( một phóng sự của đài PTTH Quảng Trị nói về Hoàng Tấn Trung, phát vào sáng mồng 2 tết Quí Mùi ),
“ tiếp tục dụng công thư pháp
Chút gì phượng múa rồng bay!
Chút gì hào hoa phong nhã
Kẻ sĩ bây giờ lên tay”.
VÕ VĂN HOA