Thứ Tư, 31 tháng 12, 2008

02.01. 2009 KHAI BÚT… TRE ĐẦU NĂM 2009- Võ Văn Hoa





KHAI BÚT… TRE

ĐẦU NĂM 2009

Nhân HTT (từ Hà Nội mới xuống xe), NVĐ(TXQT),

TXD, PVT (TP) và một số thân hữu ở HL xông đất.

Mặc cho mưa rét gió đồng

Ngày đầu năm vui cứ chồng lên nhau

Mãi còn cái thuở mi tau

Mãi còn kỷ niệm cỏ lau Thị xà( xã)

Mãi còn ngày ấy ta bà

Mãi còn tiêu sái yên hà ba chung.

Mai kia phong tước anh hùng

Mần răng quên được trùng phùng hôm nay

Hải Lăng giã bạn đêm này

Nửa đêm tỉnh dậy thơ say còn nồng

Rạng sáng 02/01/2009

VÕ VĂN HOA

*:TX Quảng Trị : Một thời là Thị xã Cỏ Lau (Hậu mùa hè đỏ lửa 1972)

** : “Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ/ Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà” (Thơ Nguyễn Công Trứ)

02.01. 2009 KHAI BÚT… TRE ĐẦU NĂM 2009- Võ Văn Hoa





KHAI BÚT… TRE

ĐẦU NĂM 2009

Nhân HTT (từ Hà Nội mới xuống xe), NVĐ(TXQT),

TXD, PVT (TP) và một số thân hữu ở HL xông đất.

Mặc cho mưa rét gió đồng

Ngày đầu năm vui cứ chồng lên nhau

Mãi còn cái thuở mi tau

Mãi còn kỷ niệm cỏ lau Thị xà( xã)

Mãi còn ngày ấy ta bà

Mãi còn tiêu sái yên hà ba chung.

Mai kia phong tước anh hùng

Mần răng quên được trùng phùng hôm nay

Hải Lăng giã bạn đêm này

Nửa đêm tỉnh dậy thơ say còn nồng

Rạng sáng 02/01/2009

VÕ VĂN HOA

*:TX Quảng Trị : Một thời là Thị xã Cỏ Lau (Hậu mùa hè đỏ lửa 1972)

** : “Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ/ Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà” (Thơ Nguyễn Công Trứ)

02.01. 2009 THƠ GIEO TRÊN ĐẤT TRỒNG NGƯỜI- VÕ VĂN LUYẾN

Thơ gieo
trên đất trồng người


(Nhân đọc tập thơ Phấn trắng
do Phòng Giáo dục Hải Lăng ấn hành)

Ai đó đã nói rằng, trong mỗi người mang một trái tim thi sĩ. Một khi trái tim cất tiếng nói "khác thường" thì thơ xuất hiện. Thơ không là tháp cổ để chiêm ngắm mà có khi nó như tay cỏ chìa vẫy cơn mưa đầu mùa xanh lên khát vọng. Đọc 92 bài thơ của 88 tác giả là thầy cô giáo và học sinh của ngành Giáo dục Hải Lăng, tôi hoá mát lành trong cơn mưa thơ thấm đẫm tình yêu xứ sở, yêu phấn trắng bảng đen, yêu ánh mắt hồn nhiên thơ ngây trong sáng, yêu nỗi thao thức mòn đêm đèn sách và yêu cả nỗi buồn vui sẻ chia ở cõi nhân gian lạ lẫm mỗi ngày hằng sống. Quả thực, thơ nẩy mầm trên mảnh đất trồng người không lạ, mà lạ ở chỗ người cầm ngọn nến soi dẫn từng bước chân non biết đánh thức cái melody sâu thẳm tâm hồn thi ca vốn dễ bị lực hút theo lối rẽ tiếp nhận hơn là sáng tạo. Đó là điều đáng mừng và đáng để người đọc trân trọng về một nỗ lực của những người hành " nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo" (Phạm Văn Đồng).

Lần dỡ những trang tình nhà giáo, ta bắt gặp không ít những bài thơ, câu thơ neo lòng người đọc. Sự neo giữ không phải bằng đánh vật mệt nhoài với từng con chữ theo cách của Lê Đạt từng làm mà hồn nhiên như trời trong mây trắng. Đó là tiếng nói thuần khiết của tình cảm cảm xúc. Thêm nữa, cả tập thơ dường như không dành giãi bày những tâm tình thế sự, trắc ẩn. Có thể giải thích điều này bằng môi trường giáo dục, nhà giáo bao giờ và ở đâu cũng ý thức thường trực bổn phận cao cả, thiêng liêng về sự lựa chọn của mình. Tuy nhiên, lẽ huyền diệu không cầm bước chân giới hạn, tình yêu nghề nghiệp nhiều lúc lặn sâu trong tình yêu cuộc sống mà ở đó luôn hiện hữu khát vọng hoá thân:

Ước gì anh hoá nắng vàng

Phơi khô lối cũ cho nàng bước đi

(Mưa chiều - Trần Đới)

Cũng có khi như con sóng trào lên nỗi niềm, thương bên lở nhớ bên bồi nhưng niềm tin tận cùng duyên phận không tắt:

Chênh chao bờ muộn vô biên

Hanh hao chút nắng làm duyên cuối ngày

(Nỗi niềm - Nguyễn Thị Lai)

Dẫu sự mơ mộng đến "cuối ngày" vẫn đồng hành với tình yêu, chỉ tình yêu mới có sức mạnh chiến thắng thời gian, tuổi tác và cái chảy trôi được quay về thuwor nguyên đán chớm nở:

Tôi phải lòng một ánh trăng

Để cho muôn ánh sao băng hiện về

Tôi phải lòng một luỹ tre

Thả thuyền lá xuống đêm hè mộng mơ

(Phải lòng - Văn Ngọc Lợi)

Có lẽ vì thế nên:

Bắt đầu biết đến lặng thinh

Bắt đầu thấy trái tim mình đổi thay

Bắt đầu người lớn nào hay

Bắt đầu tạm biệt những ngày trẻ thơ

(Bắt đầu - Đặng Thị Vân)

Trên lộ trình tâm linh, đường dây siêu dẫn ấy nối "thung lũng đâu thương ra cánh đồng vui" (Chế Lan Viên) vẫn khôn nguôi giục bước chân mải miết:

Có một nơi xa nào!

Chim rừng động cánh

Em vẫn đi dọc Trường Sơn

Tìm lại dấu chân son những ngày khói lửa

(Có một nơi xa nào - Võ Văn Hoa)

Dễ thấy, con đường tơ lụa của thơ dẫn về muôn nẻo của cuộc sống chân - thiện - mỹ. Thơ của các nhà giáo Hải Lăng cũng vậy, không đóng khung trong giới hạn nào. Tuy nhiên, dường như nội dung tập thơ tập trung vào ca ngợi "ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, mái trường, tình nghĩa thầy trò..."(Cùng bạn đọc).

Nhà giáo lão thành Phan Văn Vinh thanh xuân trở lại nhờ niềm tin nhuận sắc tuổi mình:

Hải Lăng bây giờ nắng ấm sang xuân

Con đi tới chân trời tươi sáng

Bốn mươi năm tuổi Đảng

Nguồn cội quê hương sâu nặng đến vô cùng

(Đảng là niềm tin - Phan Văn Vinh)

Hợp lẽ thường tình, cái tâm "chở đạo" của nhà giáo không nhằm đến sự thăng hoa cao xa mà gần gụi như bài học dành di dưỡng tâm hồn các em:

Lúa gạo nuôi ta một đời no ấm

Ca dao nuôi ta bằng tiếng hát thương nhau

(Cảm nhận từ một bài học - Lê Đức Diệu)

Từ trang sách ra cuộc đời rộng lớn, hơn bất cứ lúc nào, chính "người mẹ hiền thứ hai" yêu thương và chia sẻ những dại ngộ:

Cỏ Ría rục mình hoà vào xác pháo

Ánh mắt cô nhìn đậm nét yêu thương

(Viết nốt nhan đề - Trần Thị Thu Hà)

Vượt qua thao thức trăn trở đời thường, lắm lúc sự vắt kiệt tâm lực cho sự nghiệp trồng người của nhà giáo được đền bồi bằng khoảnh khắc của thơ:

Cơn mưa nào bất chợt

Lóng cóng cả cành khô

Se sắt chiều nghiêng nước

Ướt đẫm cả hồn thơ

( Ngẫu hứng - Châu Lệ Chi)

"Hồn thơ" nhà giáo đang chín tới, và hy vọng lại bắt đầu nẩy mầm từ những hồn thơ áo trắng khăn quàng:

Cho con xin một vần thơ lạ

Tặng mẹ ngày mồng tám tháng ba

(Cho con xin - Phan Ngọc Giang*)

Hay như chút thảo thơm sáng trong đáng nhớ:

Ngày về con nguyện dâng lên

Chút thơm thảo vẫn vẹn nguyên ơn thầy

(Ơn thầy - Nguyễn Thị Phương Thuý*)

Công bằng mà nói, thơ gieo trên đất trồng người ở Hải Lăng đã thành phong trào trong đội ngũ nhà giáo và học sinh hơn mười năm nay. Nhưng đến "Phấn trắng", tập thơ đầu, mới chứng tỏ sự mạnh dạn và cố gắng lớn cho một tình yêu. Nói như nhà giáo Trần Đới - Trưởng phòng Giáo dục Hải Lăng, "Phấn trắng" còn là điểm giao thoa tâm hồn giữa người dạy và người học. Họ có cùng mẫu số chung trong hành trình đến lớp, đến trường để hôm nay họp mặt trong một tập thơ khiêm tốn của ngành"(Cùng bạn đọc). Chúng ta chúc cho hành trình đó luôn được cất cánh cùng thơ.


VÕ VĂN LUYẾN

(Bài đăng Báo Quảng Trị, số ra ngày 06/5/2006)


(*)Tên của các tác giả nhí.

02.01. 2009 THƠ GIEO TRÊN ĐẤT TRỒNG NGƯỜI- VÕ VĂN LUYẾN

Thơ gieo
trên đất trồng người


(Nhân đọc tập thơ Phấn trắng
do Phòng Giáo dục Hải Lăng ấn hành)

Ai đó đã nói rằng, trong mỗi người mang một trái tim thi sĩ. Một khi trái tim cất tiếng nói "khác thường" thì thơ xuất hiện. Thơ không là tháp cổ để chiêm ngắm mà có khi nó như tay cỏ chìa vẫy cơn mưa đầu mùa xanh lên khát vọng. Đọc 92 bài thơ của 88 tác giả là thầy cô giáo và học sinh của ngành Giáo dục Hải Lăng, tôi hoá mát lành trong cơn mưa thơ thấm đẫm tình yêu xứ sở, yêu phấn trắng bảng đen, yêu ánh mắt hồn nhiên thơ ngây trong sáng, yêu nỗi thao thức mòn đêm đèn sách và yêu cả nỗi buồn vui sẻ chia ở cõi nhân gian lạ lẫm mỗi ngày hằng sống. Quả thực, thơ nẩy mầm trên mảnh đất trồng người không lạ, mà lạ ở chỗ người cầm ngọn nến soi dẫn từng bước chân non biết đánh thức cái melody sâu thẳm tâm hồn thi ca vốn dễ bị lực hút theo lối rẽ tiếp nhận hơn là sáng tạo. Đó là điều đáng mừng và đáng để người đọc trân trọng về một nỗ lực của những người hành " nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo" (Phạm Văn Đồng).

Lần dỡ những trang tình nhà giáo, ta bắt gặp không ít những bài thơ, câu thơ neo lòng người đọc. Sự neo giữ không phải bằng đánh vật mệt nhoài với từng con chữ theo cách của Lê Đạt từng làm mà hồn nhiên như trời trong mây trắng. Đó là tiếng nói thuần khiết của tình cảm cảm xúc. Thêm nữa, cả tập thơ dường như không dành giãi bày những tâm tình thế sự, trắc ẩn. Có thể giải thích điều này bằng môi trường giáo dục, nhà giáo bao giờ và ở đâu cũng ý thức thường trực bổn phận cao cả, thiêng liêng về sự lựa chọn của mình. Tuy nhiên, lẽ huyền diệu không cầm bước chân giới hạn, tình yêu nghề nghiệp nhiều lúc lặn sâu trong tình yêu cuộc sống mà ở đó luôn hiện hữu khát vọng hoá thân:

Ước gì anh hoá nắng vàng

Phơi khô lối cũ cho nàng bước đi

(Mưa chiều - Trần Đới)

Cũng có khi như con sóng trào lên nỗi niềm, thương bên lở nhớ bên bồi nhưng niềm tin tận cùng duyên phận không tắt:

Chênh chao bờ muộn vô biên

Hanh hao chút nắng làm duyên cuối ngày

(Nỗi niềm - Nguyễn Thị Lai)

Dẫu sự mơ mộng đến "cuối ngày" vẫn đồng hành với tình yêu, chỉ tình yêu mới có sức mạnh chiến thắng thời gian, tuổi tác và cái chảy trôi được quay về thuwor nguyên đán chớm nở:

Tôi phải lòng một ánh trăng

Để cho muôn ánh sao băng hiện về

Tôi phải lòng một luỹ tre

Thả thuyền lá xuống đêm hè mộng mơ

(Phải lòng - Văn Ngọc Lợi)

Có lẽ vì thế nên:

Bắt đầu biết đến lặng thinh

Bắt đầu thấy trái tim mình đổi thay

Bắt đầu người lớn nào hay

Bắt đầu tạm biệt những ngày trẻ thơ

(Bắt đầu - Đặng Thị Vân)

Trên lộ trình tâm linh, đường dây siêu dẫn ấy nối "thung lũng đâu thương ra cánh đồng vui" (Chế Lan Viên) vẫn khôn nguôi giục bước chân mải miết:

Có một nơi xa nào!

Chim rừng động cánh

Em vẫn đi dọc Trường Sơn

Tìm lại dấu chân son những ngày khói lửa

(Có một nơi xa nào - Võ Văn Hoa)

Dễ thấy, con đường tơ lụa của thơ dẫn về muôn nẻo của cuộc sống chân - thiện - mỹ. Thơ của các nhà giáo Hải Lăng cũng vậy, không đóng khung trong giới hạn nào. Tuy nhiên, dường như nội dung tập thơ tập trung vào ca ngợi "ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, mái trường, tình nghĩa thầy trò..."(Cùng bạn đọc).

Nhà giáo lão thành Phan Văn Vinh thanh xuân trở lại nhờ niềm tin nhuận sắc tuổi mình:

Hải Lăng bây giờ nắng ấm sang xuân

Con đi tới chân trời tươi sáng

Bốn mươi năm tuổi Đảng

Nguồn cội quê hương sâu nặng đến vô cùng

(Đảng là niềm tin - Phan Văn Vinh)

Hợp lẽ thường tình, cái tâm "chở đạo" của nhà giáo không nhằm đến sự thăng hoa cao xa mà gần gụi như bài học dành di dưỡng tâm hồn các em:

Lúa gạo nuôi ta một đời no ấm

Ca dao nuôi ta bằng tiếng hát thương nhau

(Cảm nhận từ một bài học - Lê Đức Diệu)

Từ trang sách ra cuộc đời rộng lớn, hơn bất cứ lúc nào, chính "người mẹ hiền thứ hai" yêu thương và chia sẻ những dại ngộ:

Cỏ Ría rục mình hoà vào xác pháo

Ánh mắt cô nhìn đậm nét yêu thương

(Viết nốt nhan đề - Trần Thị Thu Hà)

Vượt qua thao thức trăn trở đời thường, lắm lúc sự vắt kiệt tâm lực cho sự nghiệp trồng người của nhà giáo được đền bồi bằng khoảnh khắc của thơ:

Cơn mưa nào bất chợt

Lóng cóng cả cành khô

Se sắt chiều nghiêng nước

Ướt đẫm cả hồn thơ

( Ngẫu hứng - Châu Lệ Chi)

"Hồn thơ" nhà giáo đang chín tới, và hy vọng lại bắt đầu nẩy mầm từ những hồn thơ áo trắng khăn quàng:

Cho con xin một vần thơ lạ

Tặng mẹ ngày mồng tám tháng ba

(Cho con xin - Phan Ngọc Giang*)

Hay như chút thảo thơm sáng trong đáng nhớ:

Ngày về con nguyện dâng lên

Chút thơm thảo vẫn vẹn nguyên ơn thầy

(Ơn thầy - Nguyễn Thị Phương Thuý*)

Công bằng mà nói, thơ gieo trên đất trồng người ở Hải Lăng đã thành phong trào trong đội ngũ nhà giáo và học sinh hơn mười năm nay. Nhưng đến "Phấn trắng", tập thơ đầu, mới chứng tỏ sự mạnh dạn và cố gắng lớn cho một tình yêu. Nói như nhà giáo Trần Đới - Trưởng phòng Giáo dục Hải Lăng, "Phấn trắng" còn là điểm giao thoa tâm hồn giữa người dạy và người học. Họ có cùng mẫu số chung trong hành trình đến lớp, đến trường để hôm nay họp mặt trong một tập thơ khiêm tốn của ngành"(Cùng bạn đọc). Chúng ta chúc cho hành trình đó luôn được cất cánh cùng thơ.


VÕ VĂN LUYẾN

(Bài đăng Báo Quảng Trị, số ra ngày 06/5/2006)


(*)Tên của các tác giả nhí.

01.01. 2009 HAPPY NEW YEAR 2009




HAPPY NEW YEAR 2009

Năm mới chúc anh em bạn bè cùng toàn gia vạn sự như ý!
VÕ VĂN HOA

01.01. 2009 HAPPY NEW YEAR 2009




HAPPY NEW YEAR 2009

Năm mới chúc anh em bạn bè cùng toàn gia vạn sự như ý!
VÕ VĂN HOA

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2008

NGÀY CUỐI NĂM 2008TRANG THƠ BẠN BÈ- CẢM NHẬN – NGÔ VIẾT ĐỨC




TRANG THƠ BẠN BÈ- CẢM NHẬN– NGÔ VIẾT ĐỨC




CẢM NHẬN

Lỡ một ngày vô vị

Tiếc một thời tuổi xuân

Niềm vui nhanh vụt tắt

Trách nụ hoa chóng tàn

*

Thao thức trong thầm lặng

Đêm mùa đông dài thêm

Em hửng hờ gió thổi

Chiều thu qua êm đềm

*

Ngổn ngang trưa mùa hạ

Dật dờn theo nắng trôi

Thẩn thờ ta bật khóc

Sáng xuân đi mất rồi!

*

Ta không là nắng hạ !

Em chẳng là gió đông

Tình thu xanh mát rượi

Ý xuân say ấm nồng.

NGÔ VIẾT ĐỨC



NGÀY CUỐI NĂM 2008TRANG THƠ BẠN BÈ- CẢM NHẬN – NGÔ VIẾT ĐỨC




TRANG THƠ BẠN BÈ- CẢM NHẬN– NGÔ VIẾT ĐỨC




CẢM NHẬN

Lỡ một ngày vô vị

Tiếc một thời tuổi xuân

Niềm vui nhanh vụt tắt

Trách nụ hoa chóng tàn

*

Thao thức trong thầm lặng

Đêm mùa đông dài thêm

Em hửng hờ gió thổi

Chiều thu qua êm đềm

*

Ngổn ngang trưa mùa hạ

Dật dờn theo nắng trôi

Thẩn thờ ta bật khóc

Sáng xuân đi mất rồi!

*

Ta không là nắng hạ !

Em chẳng là gió đông

Tình thu xanh mát rượi

Ý xuân say ấm nồng.

NGÔ VIẾT ĐỨC



Thứ Hai, 29 tháng 12, 2008

31.12. 2008 TRANG THƠ BẠN BÈ- TỰ TRÀO – NGÔ VIẾT ĐỨC




TỰ TRÀO – NGÔ VIẾT ĐỨC

Tôi biết Thạc sĩ NGÔ VIẾT ĐỨC, Hiệu trưởng trường THPT Thị xã Quảng Trị từ những năm thập kỷ 90 khi anh còn là sinh viên Cao học ở Hà Nội. Ngày ấy tôi theo học ở trường Cán bộ Quản Lý Giáo dục TW (nạy là Học viện QLGD) đồng môn với anh. Là người nhạy bén , năng động trong quản lý, trong đời thường anh thường ngẫu hứng làm thơ dí dỏm, trào lộng, lạc quan và thường chia sẻ cho bạn bè. Bài “TỰ TRÀO” sau đây là một ví dụ.

TỰ TRÀO

Bước tới năm mươi đã thấy già

Chống cằm đọc sách đụng râu ra

Rung rinh mấy chiếc răng gần rụng

Lác đác tóc đen lẫn tóc ngà

Nhớ trẻ hăng say đầy luyến tiếc

Thương già gắng sức cực thân tra

Tửu, hoa, trà, sắc còn muôn thuở

Ta vẫn yêu đời vui hát ca

NGÔ VIẾT ĐỨC

31.12. 2008 TRANG THƠ BẠN BÈ- TỰ TRÀO – NGÔ VIẾT ĐỨC




TỰ TRÀO – NGÔ VIẾT ĐỨC

Tôi biết Thạc sĩ NGÔ VIẾT ĐỨC, Hiệu trưởng trường THPT Thị xã Quảng Trị từ những năm thập kỷ 90 khi anh còn là sinh viên Cao học ở Hà Nội. Ngày ấy tôi theo học ở trường Cán bộ Quản Lý Giáo dục TW (nạy là Học viện QLGD) đồng môn với anh. Là người nhạy bén , năng động trong quản lý, trong đời thường anh thường ngẫu hứng làm thơ dí dỏm, trào lộng, lạc quan và thường chia sẻ cho bạn bè. Bài “TỰ TRÀO” sau đây là một ví dụ.

TỰ TRÀO

Bước tới năm mươi đã thấy già

Chống cằm đọc sách đụng râu ra

Rung rinh mấy chiếc răng gần rụng

Lác đác tóc đen lẫn tóc ngà

Nhớ trẻ hăng say đầy luyến tiếc

Thương già gắng sức cực thân tra

Tửu, hoa, trà, sắc còn muôn thuở

Ta vẫn yêu đời vui hát ca

NGÔ VIẾT ĐỨC

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2008

30.12. 2008 RA NGÕ MÀ TRÔNG





RA NGÕ MÀ TRÔNG

1

Người qua đường

thập loại chúng sinh

Phân cực rõ

Có người tất bật

hối hả

Có người thanh thản

Dấu chân Giao Chỉ thưa dần

Ô nhiễm môi trường tăng!

2

Trẻ em học trên mạng

Thầy giáo ứng dụng công nghệ thông tin

Vectơ tật khúc xạ học đường

Có thể

3

Ra ngõ mà trông

Lúa ngô – thiên địch

Rau xanh không sạch

Không thể

4

Mắt thấy tai nghe

Đua xe trái phép…

Nhiều vấn nạn nghe chừng khủng khiếp

Lẽ nào ra ngõ mà trông!

30/12/2008

VÕ VĂN HOA

30.12. 2008 RA NGÕ MÀ TRÔNG





RA NGÕ MÀ TRÔNG

1

Người qua đường

thập loại chúng sinh

Phân cực rõ

Có người tất bật

hối hả

Có người thanh thản

Dấu chân Giao Chỉ thưa dần

Ô nhiễm môi trường tăng!

2

Trẻ em học trên mạng

Thầy giáo ứng dụng công nghệ thông tin

Vectơ tật khúc xạ học đường

Có thể

3

Ra ngõ mà trông

Lúa ngô – thiên địch

Rau xanh không sạch

Không thể

4

Mắt thấy tai nghe

Đua xe trái phép…

Nhiều vấn nạn nghe chừng khủng khiếp

Lẽ nào ra ngõ mà trông!

30/12/2008

VÕ VĂN HOA

28.12. 2008 GIỮA DÒNG ĐỜI NGƯỢC XUÔI





GIỮA DÒNG ĐỜI NGƯỢC XUÔI

Vồn vã

thức giấc

đáy bể

mò kim

*

Yêu thương

Đi tìm

Chua ngoa

chối bỏ

*

Ngược xuôi

Dòng đời

Cho ta

suy nghiệm

*

Mèo cáo

đều chết

sống thật

đời vui

*

Người này

thế này

người khác

thế khác

*

Nhân thế

Mãi còn

Nghiên son

Nét mực

*

Tuổi ngoài

năm mươi

Thơ văn

Bên đời

*

Mần răng

Stress

Dẫu cho

Công việc

bộn bề

em ơi!

01h17 28/12/2008

VÕ VĂN HOA

* Một góc Tri Âm Các (Ảnh trên)

28.12. 2008 GIỮA DÒNG ĐỜI NGƯỢC XUÔI





GIỮA DÒNG ĐỜI NGƯỢC XUÔI

Vồn vã

thức giấc

đáy bể

mò kim

*

Yêu thương

Đi tìm

Chua ngoa

chối bỏ

*

Ngược xuôi

Dòng đời

Cho ta

suy nghiệm

*

Mèo cáo

đều chết

sống thật

đời vui

*

Người này

thế này

người khác

thế khác

*

Nhân thế

Mãi còn

Nghiên son

Nét mực

*

Tuổi ngoài

năm mươi

Thơ văn

Bên đời

*

Mần răng

Stress

Dẫu cho

Công việc

bộn bề

em ơi!

01h17 28/12/2008

VÕ VĂN HOA

* Một góc Tri Âm Các (Ảnh trên)

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2008

29.12. 2008 ĐÊM QUA NIỀM VUI LỚN





ĐÊM QUA NIỀM VUI LỚN

Đêm qua ở Mỹ Đình

Đêm qua Lê Công Vinh

Đêm qua niềm vui lớn

Việt Nam đất nước mình !

VÕ VĂN HOA



* Tranh trên Họa sĩ TRƯƠNG MINH DỰ tặng gia đình

29.12. 2008 ĐÊM QUA NIỀM VUI LỚN





ĐÊM QUA NIỀM VUI LỚN

Đêm qua ở Mỹ Đình

Đêm qua Lê Công Vinh

Đêm qua niềm vui lớn

Việt Nam đất nước mình !

VÕ VĂN HOA



* Tranh trên Họa sĩ TRƯƠNG MINH DỰ tặng gia đình

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2008

28.12. 2008 VẸT ĐÃ XA RỒI!


VẸT ĐÃ XA RỒI!

Cảm ơn anh Hiền - Triệu Trung

Quý bạn tặng con chim vẹt

Vẹt đã cùng ta thân thiết

Hôm qua vẹt đã xa rồi!

*

Vẹt lạnh chăng?

Hay vẹt xa người…?

Ngày đôi lần lên cho vẹt ăn

Sao vẹt chỏng chơ rồi!

*

Ta chưa trải nghiệm chăng?

Thấy mình như có lỗi

Thấy mình như có tội

Khi vẹt đã xa rồi!

26-28/12/2008

VÕ VĂN HOA

28.12. 2008 VẸT ĐÃ XA RỒI!


VẸT ĐÃ XA RỒI!

Cảm ơn anh Hiền - Triệu Trung

Quý bạn tặng con chim vẹt

Vẹt đã cùng ta thân thiết

Hôm qua vẹt đã xa rồi!

*

Vẹt lạnh chăng?

Hay vẹt xa người…?

Ngày đôi lần lên cho vẹt ăn

Sao vẹt chỏng chơ rồi!

*

Ta chưa trải nghiệm chăng?

Thấy mình như có lỗi

Thấy mình như có tội

Khi vẹt đã xa rồi!

26-28/12/2008

VÕ VĂN HOA

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2008

26.12. 2008 TRƯA ĐỒNG HỚI




TRƯA ĐỒNG HỚI


Thân tặng anh Lê Đình Nguyên , Nguyễn Bình An
và các bạn QB




Chạm tay gặp "Ngày không ngờ"*


Một trưa Đồng Hới đến giờ chưa tan!


Chưa qua "Bến đợi nhọc nhằn"**


Ửng se Nhật Lệ văn nhân bóng người...



Quảng Bình 24,25; Quảng Trị 26/12/2008


VÕ VĂN HOA



*: Tập thơ của nhà thơ Nguyễn Bình An


**: Tập truyện ngắn của Nguyễn Hương Duyên

Ảnh trên: Một góc TRI ÂM CÁC

26.12. 2008 TRƯA ĐỒNG HỚI




TRƯA ĐỒNG HỚI


Thân tặng anh Lê Đình Nguyên , Nguyễn Bình An
và các bạn QB




Chạm tay gặp "Ngày không ngờ"*


Một trưa Đồng Hới đến giờ chưa tan!


Chưa qua "Bến đợi nhọc nhằn"**


Ửng se Nhật Lệ văn nhân bóng người...



Quảng Bình 24,25; Quảng Trị 26/12/2008


VÕ VĂN HOA



*: Tập thơ của nhà thơ Nguyễn Bình An


**: Tập truyện ngắn của Nguyễn Hương Duyên

Ảnh trên: Một góc TRI ÂM CÁC

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2008

NOEL 2008- NGÀY QUẢNG BÌNH




UỐNG CÀ PHÊ Ở NGHỆ SĨ QUÁN

Anh bạn thổ công mời về Nghệ sĩ quán

Giữa lòng Đồng Hới thân thương!

Cà phê khói thuốc mờ sương sớm

Mỹ Lệ đâu rồi Hoàng Sông Hương?

24/12/2008

NHỚ NGƯỜI "TIẾNG THU"

Bên này sông Gianh

Làng Cao Lao Hạ

Một sớm trong lành

Đường chia đôi ngã

*

Nhớ người "tiếng thu"

Một thời vang bóng

Về chốn sa mù

Lòng ta lay động !

*

Đường quê nối dài

Vườn xưa còn đó

Mùa đông bông cỏ

Xanh mùa quê hương!

*

Người về đó ư?

Mùa đông lá rơi

Một Lưu Trọng Lư

Còn sống bên đời!

Hạ Trạch. 24/12/2008

VÕ VĂN HOA

NOEL 2008- NGÀY QUẢNG BÌNH




UỐNG CÀ PHÊ Ở NGHỆ SĨ QUÁN

Anh bạn thổ công mời về Nghệ sĩ quán

Giữa lòng Đồng Hới thân thương!

Cà phê khói thuốc mờ sương sớm

Mỹ Lệ đâu rồi Hoàng Sông Hương?

24/12/2008

NHỚ NGƯỜI "TIẾNG THU"

Bên này sông Gianh

Làng Cao Lao Hạ

Một sớm trong lành

Đường chia đôi ngã

*

Nhớ người "tiếng thu"

Một thời vang bóng

Về chốn sa mù

Lòng ta lay động !

*

Đường quê nối dài

Vườn xưa còn đó

Mùa đông bông cỏ

Xanh mùa quê hương!

*

Người về đó ư?

Mùa đông lá rơi

Một Lưu Trọng Lư

Còn sống bên đời!

Hạ Trạch. 24/12/2008

VÕ VĂN HOA

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2008

23.12. 2008 QUÊ NHÀ




QUÊ NHÀ
Dong duỗi Nam phương hành
Thấy trời một màu xanh
Ta về nơi cố quận
Trong mát ngọn gió lành!
*
Mần răng mà quên được
Quê nhà dẫu có nghèo
Ân tình sau với trước
Muôn đời ta mang theo!
Đông Hà, sáng 23/12/2008
VÕ VĂN HOA

23.12. 2008 QUÊ NHÀ




QUÊ NHÀ
Dong duỗi Nam phương hành
Thấy trời một màu xanh
Ta về nơi cố quận
Trong mát ngọn gió lành!
*
Mần răng mà quên được
Quê nhà dẫu có nghèo
Ân tình sau với trước
Muôn đời ta mang theo!
Đông Hà, sáng 23/12/2008
VÕ VĂN HOA

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2008

21.12. 2008 VĂN HỌC THIẾU NHI-VÕ DƯƠNG DIỄM HẠNH- Thằng Long xóm tôi

VÕ DƯƠNG DIỄM HẠNH- Ái nữ của nhà thơ VÕ VĂN LUYẾN- hiện đang học lớp 11 chuyên Anh Quốc Học Huế. Truyện ngắn THẰNG LONG XÓM TÔI là nhân vật thật , cháu Diễm Hạnh viết hồi còn học bậc tiểu học. Xin giớ thiệu cùng bạn bè!(VVH)


Thằng Long xóm tôi
Truyện ngắn


Chiều nay sao mà vui thế!

Sau trò trốn tìm diễn ra ở nhà cái An, tôi tung tăng ra về, vừa đi vừa hát vui vẻ.

Đang đi thì cái dáng trông quen quen ở phía xa đang đi tới...À! Thì ra là thằng Long mắt kính. Nó nghịch ngợm nhất xóm tôi đấy! Trong xóm chẳng ai thèm chơi với nó. Bọn nhỏ thì cứ bị Long bắt nạt, còn mấy đứa lớn cũng chịu thua nó vì tật ăn gian...

Long bước qua mặt tôi rồi chào tỉnh bơ:

- Chào "Hãnh Diện"

Tôi tức quá, tên tôi Diễm Hạnh rành rành như một cộng một bằng hai, thế mà nó dám...Mà thôi! Gây gổ với nó làm gì. Nghĩ vậy, tôi vẫn đi và bước qua nó với cái lườm cho bõ ghét. Ơ! Mà sao chẳng thấy nó "phản ứng" nhỉ? Mặt lại buồn buồn làm sao ấy. Chưa bao giờ thằng Long như vậy cả và bây giờ, cái vẻ hí hớn của nó đâu rồi? Tôi ngoái đầu lại và... gì đây?

Từ xa, một em bé trạc tuổi đứa em của tôi (em tôi lên 7 tuổi) ăn mặc rách rưới, tóc tai bù xù thật tội nghiệp, trên tay là một cái rổ và tay kia là cái gậy, đôi mắt của bé hoàn toàn không thấy gì nữa. Thằng bé tiến về phía Long và như có linh cảm, bé cất tiếng xin cơm...Long nhìn em bé, lần đầu tiên nó có cái nhìn trìu mến như vậy, Long nói:

- Em mấy tuổi rồi! Sao lại phải đi xin thế này?

Thằng bé xúc động kể:

- Em lên bảy, nhà em ở xóm dưới. Bố mất năm ngoái, mẹ em lại ốm nặng, ở nhà còn có hai đứa em nhỏ. Em phải đi xin để kiếm tiền mua thuốc cho mẹ và nuôi em.

Vừa nói, bé vừa lấy tay dụi mắt, hàng lệ cứ trào ra nhoà dần hai con mắt chỉ còn lòng trắng của bé. Thằng Long bùi ngùi, mặt đỏ cả lên vì thương em bé hiếu thảo. Đó thực sự là thằng Long vẫn ngày nào nghịch ngợm ư? Sao nó thay đổi nhanh vậy?...Bao nhiêu câu hỏi đang xáo trộn trong đầu tôi.

Long dỗ dành thằng bé:

- Thôi nào! Em hãy nín đi!

Nó rút trong túi ra tờ hai ngàn:

- Em đợi anh một tí nhé!

Nó chạy ù ra hàng nước mua cái bánh bao nguội rồi chạy về đưa cho thằng bé:

- Anh cho em cái bánh này, còn tờ một nghìn đồng, anh cho em luôn đấy! Em thông cảm cho anh, còn là học sinh nên anh không có nhiều.

Thằng bé cầm tiền và bánh, đôi mắt ngơ ngác hướng về phía Long. Gương mặt ánh lên một niềm vui, một sự cảm động. Chỉ tờ một nghìn đồng và cái bánh bao thôi mà ý nghĩa đến thế!...Thằng bé nắm lấy tay Long, cái cầm chặt tay đầy thiện cảm. Có lẽ, trong lòng bé đang nghĩ rằng: "Giá như, Long là anh trai của bé".

Thằng bé cám ơn Long rồi sờ soạng đi tiếp...Long nhìn theo thằng bé, hàng nước mắt lại trào ra, rơi...rơi xuống thấm vào mặt đất. Chính những giọt nước mắt ấy đã an ủi Long, an ủi tôi, an ủi cậu bé mù tội nghiệp. Tôi, Long và cậu bé kia như đang đứng trong một vở kịch. Trong đó, Long, cậu bé là nhân vật chính, còn tôi là kẻ đứng ngoài cuộc, là người ghi lại câu chuyện này. Vậy đấy! Tôi rất bất ngờ và cũng không quan tâm vì sao Long thay đổi nhanh vậy, có thể đây là một câu chuyện dài.

Tôi chậm rãi đi về phía Long:

- Chào Lép cận (biệt danh của Long), cậu về cùng tớ chứ?

Long quay lại, cười với tôi rồi gật đầu:

- Ừ!

VÕ DƯƠNG DIỄM HẠNH -

Lớp 5A Trường Tiểu học Thị trấn Hải Lăng, năm học 2002 - 2003

(Báo Quảng Trị số cuối tuần, ra ngày 19/7/2003)

21.12. 2008 VĂN HỌC THIẾU NHI-VÕ DƯƠNG DIỄM HẠNH- Thằng Long xóm tôi

VÕ DƯƠNG DIỄM HẠNH- Ái nữ của nhà thơ VÕ VĂN LUYẾN- hiện đang học lớp 11 chuyên Anh Quốc Học Huế. Truyện ngắn THẰNG LONG XÓM TÔI là nhân vật thật , cháu Diễm Hạnh viết hồi còn học bậc tiểu học. Xin giớ thiệu cùng bạn bè!(VVH)


Thằng Long xóm tôi
Truyện ngắn


Chiều nay sao mà vui thế!

Sau trò trốn tìm diễn ra ở nhà cái An, tôi tung tăng ra về, vừa đi vừa hát vui vẻ.

Đang đi thì cái dáng trông quen quen ở phía xa đang đi tới...À! Thì ra là thằng Long mắt kính. Nó nghịch ngợm nhất xóm tôi đấy! Trong xóm chẳng ai thèm chơi với nó. Bọn nhỏ thì cứ bị Long bắt nạt, còn mấy đứa lớn cũng chịu thua nó vì tật ăn gian...

Long bước qua mặt tôi rồi chào tỉnh bơ:

- Chào "Hãnh Diện"

Tôi tức quá, tên tôi Diễm Hạnh rành rành như một cộng một bằng hai, thế mà nó dám...Mà thôi! Gây gổ với nó làm gì. Nghĩ vậy, tôi vẫn đi và bước qua nó với cái lườm cho bõ ghét. Ơ! Mà sao chẳng thấy nó "phản ứng" nhỉ? Mặt lại buồn buồn làm sao ấy. Chưa bao giờ thằng Long như vậy cả và bây giờ, cái vẻ hí hớn của nó đâu rồi? Tôi ngoái đầu lại và... gì đây?

Từ xa, một em bé trạc tuổi đứa em của tôi (em tôi lên 7 tuổi) ăn mặc rách rưới, tóc tai bù xù thật tội nghiệp, trên tay là một cái rổ và tay kia là cái gậy, đôi mắt của bé hoàn toàn không thấy gì nữa. Thằng bé tiến về phía Long và như có linh cảm, bé cất tiếng xin cơm...Long nhìn em bé, lần đầu tiên nó có cái nhìn trìu mến như vậy, Long nói:

- Em mấy tuổi rồi! Sao lại phải đi xin thế này?

Thằng bé xúc động kể:

- Em lên bảy, nhà em ở xóm dưới. Bố mất năm ngoái, mẹ em lại ốm nặng, ở nhà còn có hai đứa em nhỏ. Em phải đi xin để kiếm tiền mua thuốc cho mẹ và nuôi em.

Vừa nói, bé vừa lấy tay dụi mắt, hàng lệ cứ trào ra nhoà dần hai con mắt chỉ còn lòng trắng của bé. Thằng Long bùi ngùi, mặt đỏ cả lên vì thương em bé hiếu thảo. Đó thực sự là thằng Long vẫn ngày nào nghịch ngợm ư? Sao nó thay đổi nhanh vậy?...Bao nhiêu câu hỏi đang xáo trộn trong đầu tôi.

Long dỗ dành thằng bé:

- Thôi nào! Em hãy nín đi!

Nó rút trong túi ra tờ hai ngàn:

- Em đợi anh một tí nhé!

Nó chạy ù ra hàng nước mua cái bánh bao nguội rồi chạy về đưa cho thằng bé:

- Anh cho em cái bánh này, còn tờ một nghìn đồng, anh cho em luôn đấy! Em thông cảm cho anh, còn là học sinh nên anh không có nhiều.

Thằng bé cầm tiền và bánh, đôi mắt ngơ ngác hướng về phía Long. Gương mặt ánh lên một niềm vui, một sự cảm động. Chỉ tờ một nghìn đồng và cái bánh bao thôi mà ý nghĩa đến thế!...Thằng bé nắm lấy tay Long, cái cầm chặt tay đầy thiện cảm. Có lẽ, trong lòng bé đang nghĩ rằng: "Giá như, Long là anh trai của bé".

Thằng bé cám ơn Long rồi sờ soạng đi tiếp...Long nhìn theo thằng bé, hàng nước mắt lại trào ra, rơi...rơi xuống thấm vào mặt đất. Chính những giọt nước mắt ấy đã an ủi Long, an ủi tôi, an ủi cậu bé mù tội nghiệp. Tôi, Long và cậu bé kia như đang đứng trong một vở kịch. Trong đó, Long, cậu bé là nhân vật chính, còn tôi là kẻ đứng ngoài cuộc, là người ghi lại câu chuyện này. Vậy đấy! Tôi rất bất ngờ và cũng không quan tâm vì sao Long thay đổi nhanh vậy, có thể đây là một câu chuyện dài.

Tôi chậm rãi đi về phía Long:

- Chào Lép cận (biệt danh của Long), cậu về cùng tớ chứ?

Long quay lại, cười với tôi rồi gật đầu:

- Ừ!

VÕ DƯƠNG DIỄM HẠNH -

Lớp 5A Trường Tiểu học Thị trấn Hải Lăng, năm học 2002 - 2003

(Báo Quảng Trị số cuối tuần, ra ngày 19/7/2003)

20.12. 2008 ENTRY HÀNH PHƯƠNG NAM(tiếp theo)- VỀ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ THĂM CHÁU

VỀ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

THĂM CHÁU

* Yêu thương dành tặng cháu VÕ ANH TUẤN,

GV THPT Trần Phú, Châu Đức , BRVT

Vào đất phương Nam lập nghiệp

Chú an lòng nhân chuyến vào thăm

Khó khăn ban đầu ai mà chẳng thế!

Việc trồng người lợi ích trăm năm

*

Thời gian dành cho cháu không được nhiều

Chú khuyên cháu mấy điều và lưu ảnh

Đem miền Đông trăng khuya rớt lạnh

Tạm biệt rồi thương cháu biết bao nhiêu!

Quê nhà, 20.12.2008

VÕ VĂN HOA

20.12. 2008 ENTRY HÀNH PHƯƠNG NAM(tiếp theo)- VỀ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ THĂM CHÁU

VỀ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

THĂM CHÁU

* Yêu thương dành tặng cháu VÕ ANH TUẤN,

GV THPT Trần Phú, Châu Đức , BRVT

Vào đất phương Nam lập nghiệp

Chú an lòng nhân chuyến vào thăm

Khó khăn ban đầu ai mà chẳng thế!

Việc trồng người lợi ích trăm năm

*

Thời gian dành cho cháu không được nhiều

Chú khuyên cháu mấy điều và lưu ảnh

Đem miền Đông trăng khuya rớt lạnh

Tạm biệt rồi thương cháu biết bao nhiêu!

Quê nhà, 20.12.2008

VÕ VĂN HOA

20.12. 2008 ENTRY HÀNH PHƯƠNG NAM(tiếp theo)- HƯƠNG BƯỞI TÂN TRIỀU

HƯƠNG BƯỞI TÂN TRIỀU

Vẫn còn hương bưởi Tân Triều

Mai sau còn nhớ một chiều Đồng Nai

SÓNG

Ta về chạm ánh tà dương

Nhận ra ánh mắt cổng trường hôm nao

Ta về sóng nước dậy trào

Hành phương Nam nhớ thưở nào đó em!

VÕ VĂN HOA

20.12. 2008 ENTRY HÀNH PHƯƠNG NAM(tiếp theo)- HƯƠNG BƯỞI TÂN TRIỀU

HƯƠNG BƯỞI TÂN TRIỀU

Vẫn còn hương bưởi Tân Triều

Mai sau còn nhớ một chiều Đồng Nai

SÓNG

Ta về chạm ánh tà dương

Nhận ra ánh mắt cổng trường hôm nao

Ta về sóng nước dậy trào

Hành phương Nam nhớ thưở nào đó em!

VÕ VĂN HOA

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2008

ENTRY HÀNH PHƯƠNG NAM (tiếp theo)-

TA NGƯỜI MỘT KIẾP THIÊN DI

Ta người một kiếp thiên di

Vầng trăng hao khuyết qua đi cuối ngày

Chiều 16/12/2008

TỪ ĐÂY VỚI “DÁNG HOA RỪNG”

Thân tặng nhà thơ Phạm Hoà Việt

Từ đây với “dáng hoa rừng”

Bạn còn níu lại khoan đừng ra đi

Mai sau dẫu có duyên gì

“Trong đôi mắt ấy” có khi nao lòng

Đồng Nai, tối 16/12/2008

CÁI KHĂN ĐÓNG

Nửa đêm về nhà bạn

Đất thâm tình Ngãi Giao

Một Bá Nhơn biệt phủ

Hồn quê đưa lên cao

***

Này là chậu cải gieo

Chua me bên luống ném

Cổ vật cha mẹ nghèo

Nhơn trưng bày hết thảy

***

Cái khăn đóng xa xưa

Có đường khâu chỉ mẹ

Cha mẹ khuất núi rồI

Nhìn khăn mà đau xé

***

Ai bảo các doanh nhân

Tâm hồn xơ với cứng

Có một Phạm Bá Nhơn

Mở ra từ khăn đóng

1h sáng 17/12/2008

GỬI CON

Ba đã về Phan Thiết

Tối mai đến Quy Nhơn

Không đi Tây Nguyên nữa

Nên thấy lòng buồn hơn

Tối 17/12/2008

Võ Văn Hoa

ENTRY HÀNH PHƯƠNG NAM (tiếp theo)-

TA NGƯỜI MỘT KIẾP THIÊN DI

Ta người một kiếp thiên di

Vầng trăng hao khuyết qua đi cuối ngày

Chiều 16/12/2008

TỪ ĐÂY VỚI “DÁNG HOA RỪNG”

Thân tặng nhà thơ Phạm Hoà Việt

Từ đây với “dáng hoa rừng”

Bạn còn níu lại khoan đừng ra đi

Mai sau dẫu có duyên gì

“Trong đôi mắt ấy” có khi nao lòng

Đồng Nai, tối 16/12/2008

CÁI KHĂN ĐÓNG

Nửa đêm về nhà bạn

Đất thâm tình Ngãi Giao

Một Bá Nhơn biệt phủ

Hồn quê đưa lên cao

***

Này là chậu cải gieo

Chua me bên luống ném

Cổ vật cha mẹ nghèo

Nhơn trưng bày hết thảy

***

Cái khăn đóng xa xưa

Có đường khâu chỉ mẹ

Cha mẹ khuất núi rồI

Nhìn khăn mà đau xé

***

Ai bảo các doanh nhân

Tâm hồn xơ với cứng

Có một Phạm Bá Nhơn

Mở ra từ khăn đóng

1h sáng 17/12/2008

GỬI CON

Ba đã về Phan Thiết

Tối mai đến Quy Nhơn

Không đi Tây Nguyên nữa

Nên thấy lòng buồn hơn

Tối 17/12/2008

Võ Văn Hoa

17.12. 2008 ENTRY HÀNH PHƯƠNG NAM- VỀ "XỨ TRẦM HƯƠNG"...

VỀ "XỨ TRẦM HƯƠNG"
Quý tặng nhà thơ LKM
Em có thơ hay về biển
"Giấc mơ hái từ cơn giông"
Anh viết về những dòng sông
Sông xuôi về biển lớn
***
Em sống theo chiều thẳng đứng
Phố Nha Trang thơ mộng vô cùng
Em đưa ta đi dạo một vòng
Tháp Bà PANOGA phía ấy ...
***
Từ bên này Hòn Ngọc Việt
Chuyện văn chương thế sự dậy tràn
Giá có thời gian đừng chuyển tiếp
Ta còn ở lại xứ Trầm hương !
Nha Trang, 14/12/2008

Võ Văn Hoa

VỚI ĐỒNG MÔN TRONG ĐÊM

SÀI GÒN
* Tặng anh Lê Bá Tâm, các bạn Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Đặng Mừng, Lê Bá Điểm
Mấy thằng bạn cũ lâu ngày
Ta về "Rất Huế" đêm nay trải lòng
36 năm những hoài mong
Bên cầu tơ lụa dệt trong tháng ngày
Đêm 14/12/2008

TRIỀU CƯỜNG Ở KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN

Gặp bạn đêm về không ngủ được
Sài Gòn con nước dập dềnh trôi
Tầng trệt Thanh Đa. Ôi ! ngập nước
Xắn quần lên Quận 1 mà thôi !
6h sáng 15/12/2008

LÊN KHU DU LỊCH TÂM LINH

ĐẠI NAM-BÌNH DƯƠNG

Có tiền mua tiên cũng được
Ai người tung tẩy ở Đại Nam ?
Để rồi một sớm về chiêm ngưỡng
Phó nháy bên người, ta có ham ?
10h sáng 15/12/2008

ĐIỆN CON GÁI HỎI QUÊ NHÀ

Sài Gòn, Thủ Đức trời quá nắng
Áo len, áo vét bỏ va li
Quê nhà giờ này đang mưa lạnh
Email ba gửi nắng xuân thì !

"ĐÊM ĐĂNG BÌNH"

Chương trình hơi dày nên tích hợp
Gặp nhau ngay giữa phố Sài Gòn
Ta đến "Hương Xưa" đường Trương Định
Cúi con* đặc sản nhậu mồi ngon
***
Đồng hương Quảng Trị vui đáo để
Gặp nhau là nói chuyện quê mình
Quang Tuyến-Nhan Biều, Thịnh-Trâm Lý
Ngô Ngãi đồng hương với Đăng Bình
***
Có thêm các em từ xa đến
Thuỷ từ Bình Thạnh, Vĩnh Linh-Nam
Thơ nhạc trào dâng toàn ứng tác
Chỉ còn chưa đến quán 5 Cam
Đêm 15/12/2008

* Cúi : Chuột nước




17.12. 2008 ENTRY HÀNH PHƯƠNG NAM- VỀ "XỨ TRẦM HƯƠNG"...

VỀ "XỨ TRẦM HƯƠNG"
Quý tặng nhà thơ LKM
Em có thơ hay về biển
"Giấc mơ hái từ cơn giông"
Anh viết về những dòng sông
Sông xuôi về biển lớn
***
Em sống theo chiều thẳng đứng
Phố Nha Trang thơ mộng vô cùng
Em đưa ta đi dạo một vòng
Tháp Bà PANOGA phía ấy ...
***
Từ bên này Hòn Ngọc Việt
Chuyện văn chương thế sự dậy tràn
Giá có thời gian đừng chuyển tiếp
Ta còn ở lại xứ Trầm hương !
Nha Trang, 14/12/2008

Võ Văn Hoa

VỚI ĐỒNG MÔN TRONG ĐÊM

SÀI GÒN
* Tặng anh Lê Bá Tâm, các bạn Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Đặng Mừng, Lê Bá Điểm
Mấy thằng bạn cũ lâu ngày
Ta về "Rất Huế" đêm nay trải lòng
36 năm những hoài mong
Bên cầu tơ lụa dệt trong tháng ngày
Đêm 14/12/2008

TRIỀU CƯỜNG Ở KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN

Gặp bạn đêm về không ngủ được
Sài Gòn con nước dập dềnh trôi
Tầng trệt Thanh Đa. Ôi ! ngập nước
Xắn quần lên Quận 1 mà thôi !
6h sáng 15/12/2008

LÊN KHU DU LỊCH TÂM LINH

ĐẠI NAM-BÌNH DƯƠNG

Có tiền mua tiên cũng được
Ai người tung tẩy ở Đại Nam ?
Để rồi một sớm về chiêm ngưỡng
Phó nháy bên người, ta có ham ?
10h sáng 15/12/2008

ĐIỆN CON GÁI HỎI QUÊ NHÀ

Sài Gòn, Thủ Đức trời quá nắng
Áo len, áo vét bỏ va li
Quê nhà giờ này đang mưa lạnh
Email ba gửi nắng xuân thì !

"ĐÊM ĐĂNG BÌNH"

Chương trình hơi dày nên tích hợp
Gặp nhau ngay giữa phố Sài Gòn
Ta đến "Hương Xưa" đường Trương Định
Cúi con* đặc sản nhậu mồi ngon
***
Đồng hương Quảng Trị vui đáo để
Gặp nhau là nói chuyện quê mình
Quang Tuyến-Nhan Biều, Thịnh-Trâm Lý
Ngô Ngãi đồng hương với Đăng Bình
***
Có thêm các em từ xa đến
Thuỷ từ Bình Thạnh, Vĩnh Linh-Nam
Thơ nhạc trào dâng toàn ứng tác
Chỉ còn chưa đến quán 5 Cam
Đêm 15/12/2008

* Cúi : Chuột nước




Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2008

Entry HÀNH PHƯƠNG NAM- SÔNG HOÀI

Entry HÀNH PHƯƠNG NAM

SÔNG HOÀI

Sông nhớ ai mà sông Hoài?

Nằm bên phố Cổ nên dài chờ mong

Chợ Hội An một chiều trong

Tôi đi tìm bạn tìm sông sông hoài...

CÂY ĐẠI Ở HỘI QUÁN PHÚC KIẾN

Hội quán Phúc Kiến xây năm 1757

Trước sân cây đại có bao giờ?

Tôi đứng trước nền rêu phong cũ

Thấy lòng mình hoa đại nở trong thơ!

Hội An, chiều 12/12/2008

Ở 14 NGUYỄN DU- ĐÀ NẴNG

Thân tặng các anh NGUYỄN KHẮC PHƯỚC, HỒ SĨ BÌNH

Ở nhà hàng A. Sinh tôi và các anh.

Không ai nói về Thúy Kiều thưở trước

Mà luận chuyện đô thị vàng, thơ đương đại xanh

Chuyện quê hương...từ góc nhìn người trong cuộc

*

Đêm Đà Nẵng thời gian qua nhanh

Sông Hàn lạnh mà lòng người thì ấm

Ta cạn ly Sài Gòn bia đông ẩm

"... ngộ cố tri"*nơi con phố đông người.

KS Đà Nẵng, 13/12/2008

* Tha phương ngộ cố tri: Đất khách gặp bạn cũ

NGHE CHUYỆN TRẠNG VĨNH HOÀNG

TRÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ

* Tặng anh Nguyễn Xuân Trưởng

Chuyện có thật như bịa

Kể sai làm con... người

Nếu cần kiểm tra lại

Trên xe mấy trận cười

Ghi trên xe khi đến Tam Kỳ, 13/12/2008

VÕ VĂN HOA

(Còn nữa)