Thứ Hai, 30 tháng 3, 2009

01.4. 2009 THƠ VIẾT TRƯỚC NGÀY GIỖ TỔ


See full size image

ĐẤT TỔ

Chưa về viếng đền Hùng

Mình còn đang mắc nợ !

Một mai về Đất Tổ

Thơ bên Người bao dung !

31 tháng 3/2009

VÕ VĂN HOA

* Ảnh trên: ĐỀN HÙNG

01.4. 2009 THƠ VIẾT TRƯỚC NGÀY GIỖ TỔ


See full size image

ĐẤT TỔ

Chưa về viếng đền Hùng

Mình còn đang mắc nợ !

Một mai về Đất Tổ

Thơ bên Người bao dung !

31 tháng 3/2009

VÕ VĂN HOA

* Ảnh trên: ĐỀN HÙNG

31.3. 2009 TẶNG BẠN


See full size image

TẶNG BẠN

Ta ngỡ Hương về trong đáy cốc

Một chút men chiều ngất ngưởng say

Vô thanh còn lại nuông đời chật

Tặng bạn văn chương nắng phía này

Võ Văn Hoa

31.3. 2009 TẶNG BẠN


See full size image

TẶNG BẠN

Ta ngỡ Hương về trong đáy cốc

Một chút men chiều ngất ngưởng say

Vô thanh còn lại nuông đời chật

Tặng bạn văn chương nắng phía này

Võ Văn Hoa

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2009

29.3. 2009 EMAIL XUÂN


See full size image

EMAIL XUÂN

Có hề chi

Thư không cần cầm tay có cái hay của nó

Sao em nổi giận đùng đùng ?

Khi bên ngoài mùa xuân gõ cửa

Công nghệ thông tin đấy là điều anh chọn lựa

*

Em lại thích sờ lên dấu ấn tem thư

Nhận mặt từng con chữ

Chỗ gạch - xóa những vụn rời ngôn ngữ

Chỗ nước mắt mực nhòe

*

Email xuân này liệu ta có điên không?

Về những nghịch lý

Về đối cực của những gì hiện đại

Đã đổi ngôi thang giá dòng suy!

*

Từ email xuân

Ta nhận mặt cuộc đời!

VÕ VĂN HOA

(Bài đăng trên tạp chí NHẬT LỆ số tháng 3/2009 )

29.3. 2009 EMAIL XUÂN


See full size image

EMAIL XUÂN

Có hề chi

Thư không cần cầm tay có cái hay của nó

Sao em nổi giận đùng đùng ?

Khi bên ngoài mùa xuân gõ cửa

Công nghệ thông tin đấy là điều anh chọn lựa

*

Em lại thích sờ lên dấu ấn tem thư

Nhận mặt từng con chữ

Chỗ gạch - xóa những vụn rời ngôn ngữ

Chỗ nước mắt mực nhòe

*

Email xuân này liệu ta có điên không?

Về những nghịch lý

Về đối cực của những gì hiện đại

Đã đổi ngôi thang giá dòng suy!

*

Từ email xuân

Ta nhận mặt cuộc đời!

VÕ VĂN HOA

(Bài đăng trên tạp chí NHẬT LỆ số tháng 3/2009 )

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2009

26.3. 2009 ĐẶC SẮC CA TỪ TỪ MỘT BÀI HÁT

ĐẶC SẮC CA TỪ TỪ MỘT BÀI HÁT

Xem ảnh với kích cỡ đầy đủ
* Lời bài hát đẹp như thơ
post gửi các bạn . Làm ngơ sao đành!

EM HÁT
Sáng tác; Nhạc sĩ NGUYỄN VĂN TÝ

Em hát vào gỗ mục-gỗ mục bèn ra nấm
Em hát vào gỗ cứng- gỗ cứng chợt ra hoa
Em hát vào lau khô- lau khô xanh thành ruộng
Em hát vào suối cạn- suối cạn chảy thành sông

Nhưng em, nhưng em vừa lấy chồng
Sao nấm gỗ mục đã tàn
Hoa gỗ cứng đã rụng
Ruộng lại thành lau khô
Sông lại thành suối cạn

Em lấy chồng rồi- chỉ hát chồng nghe thôi
Trời sao buồn thế trời
Đất sao buồn thế đất
Em đã lấy chồng rồi- chỉ hát chồng nghe thôi!
NVT

26.3. 2009 ĐẶC SẮC CA TỪ TỪ MỘT BÀI HÁT

ĐẶC SẮC CA TỪ TỪ MỘT BÀI HÁT

Xem ảnh với kích cỡ đầy đủ
* Lời bài hát đẹp như thơ
post gửi các bạn . Làm ngơ sao đành!

EM HÁT
Sáng tác; Nhạc sĩ NGUYỄN VĂN TÝ

Em hát vào gỗ mục-gỗ mục bèn ra nấm
Em hát vào gỗ cứng- gỗ cứng chợt ra hoa
Em hát vào lau khô- lau khô xanh thành ruộng
Em hát vào suối cạn- suối cạn chảy thành sông

Nhưng em, nhưng em vừa lấy chồng
Sao nấm gỗ mục đã tàn
Hoa gỗ cứng đã rụng
Ruộng lại thành lau khô
Sông lại thành suối cạn

Em lấy chồng rồi- chỉ hát chồng nghe thôi
Trời sao buồn thế trời
Đất sao buồn thế đất
Em đã lấy chồng rồi- chỉ hát chồng nghe thôi!
NVT

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2009

24.3. 2009 ĐỀN ĐÔ

ĐỀN ĐÔ

ĐỀN ĐÔ

Đền Đô* tôi về một sớm

Trời thu Kinh Bắc hương bay

Cổ đài nghìn năm in dấu

Yêu vua đời Lý sâu dày !

VÕ VĂN HOA

* Đền Đô: Đền thờ Lý Bát đế (8 đời vua Lý ) ở Bắc Ninh

See full size image

24.3. 2009 ĐỀN ĐÔ

ĐỀN ĐÔ

ĐỀN ĐÔ

Đền Đô* tôi về một sớm

Trời thu Kinh Bắc hương bay

Cổ đài nghìn năm in dấu

Yêu vua đời Lý sâu dày !

VÕ VĂN HOA

* Đền Đô: Đền thờ Lý Bát đế (8 đời vua Lý ) ở Bắc Ninh

See full size image

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2009

23.3. 2009 CHÙM THƠ VIẾT Ở VĨNH LINH

CHÙM THƠ VIẾT Ở VĨNH LINH

See full size image

VỀ DI LOAN GẶP THẦY HOÀNG CÔNG HIẾN

42 năm trước dạy xóm Búng

Thầy trò trong buổi chiến tranh

Nay mài đũng quần viết sử

Cửa Tùng sóng bạc vỗ tình xanh

* Xóm Búng: Miền Tây Hải Lăng

NGƯỜI VIẾT TỰ TRUYỆN

Tặng anh NHC

Làng Đức Xá gắn tuổi thơ anh

Tôi được đọc mấy chương "TỰ TRUYỆN"

Lửa đã cháy một thời sông Tuyến

Trang văn anh còn mãi đến bây giờ !

VÕ VĂN HOA

23.3. 2009 CHÙM THƠ VIẾT Ở VĨNH LINH

CHÙM THƠ VIẾT Ở VĨNH LINH

See full size image

VỀ DI LOAN GẶP THẦY HOÀNG CÔNG HIẾN

42 năm trước dạy xóm Búng

Thầy trò trong buổi chiến tranh

Nay mài đũng quần viết sử

Cửa Tùng sóng bạc vỗ tình xanh

* Xóm Búng: Miền Tây Hải Lăng

NGƯỜI VIẾT TỰ TRUYỆN

Tặng anh NHC

Làng Đức Xá gắn tuổi thơ anh

Tôi được đọc mấy chương "TỰ TRUYỆN"

Lửa đã cháy một thời sông Tuyến

Trang văn anh còn mãi đến bây giờ !

VÕ VĂN HOA

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2009

22.3. 2009 NGƯỜI TẠO HÌNH CÂY


NGƯỜI TẠO HÌNH CÂY

Tặng anh Nguyễn Văn Lớn

Anh tạc vào đá

Này hòn phụ tử

Anh tạo thế Cừa

Thăng Long ngàn xưa

Này Mai - văn nhân

Này Mưng* - huynh đệ

Này Sanh xuyên thân

" Quan âm thác đổ ".

Anh lên Trường Sơn

Anh vào Miền Đông

Cây mọc trên đá

" Mẫu tử siêu phong"

Cây về tay anh

Cây cùng nhịp thở

Đứa con sinh thành

Đi lâu anh nhớ.

Tôi về thăm anh

Một chiều lộng gió

Người chỉ vườn cây:

" Mới là một nửa..."

Quảng Trị - Hà Nội 1996-1997

VÕ VĂN HOA

* : Mưng: Còn gọi là cây lộc vừng

22.3. 2009 NGƯỜI TẠO HÌNH CÂY


NGƯỜI TẠO HÌNH CÂY

Tặng anh Nguyễn Văn Lớn

Anh tạc vào đá

Này hòn phụ tử

Anh tạo thế Cừa

Thăng Long ngàn xưa

Này Mai - văn nhân

Này Mưng* - huynh đệ

Này Sanh xuyên thân

" Quan âm thác đổ ".

Anh lên Trường Sơn

Anh vào Miền Đông

Cây mọc trên đá

" Mẫu tử siêu phong"

Cây về tay anh

Cây cùng nhịp thở

Đứa con sinh thành

Đi lâu anh nhớ.

Tôi về thăm anh

Một chiều lộng gió

Người chỉ vườn cây:

" Mới là một nửa..."

Quảng Trị - Hà Nội 1996-1997

VÕ VĂN HOA

* : Mưng: Còn gọi là cây lộc vừng

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2009

20.3.2009 THƠ MỚI VIẾT- VÕ VĂN LUYẾN

Làm một chuyên trà Thái thức làm công việc. Tự dưng cái "Ngẫu đề" chen vào trêu chọc như một dấu yêu, rồi lại miên trường với "Gió dại". Thế là chung nó một cỗ cho tàn canh...

Ngẫu đề

Chim hót

mở ngày

ta say

thả gió

mùa xuân

cắt cỏ

mùa hạ

trồng rơm

thu cúi

mùa sương

đông hường

hạt khói

ớt cay

mắt lưỡi

lạc mất

nõn chiều

dại dột

bao nhiêu

chở về

đá rỗng.

Preview

Gió dại

Cơn gió thích đùa lả mềm ngọn cỏ

gặp tường cao gió rít, cuồng điên

anh đâu có thời gian thay chiều đổi gió

nhìn xuống mây trần lỡ trót chơi tiên!


2h30 sáng 19/3/2009

VÕ VĂN LUYẾN

20.3.2009 THƠ MỚI VIẾT- VÕ VĂN LUYẾN

Làm một chuyên trà Thái thức làm công việc. Tự dưng cái "Ngẫu đề" chen vào trêu chọc như một dấu yêu, rồi lại miên trường với "Gió dại". Thế là chung nó một cỗ cho tàn canh...

Ngẫu đề

Chim hót

mở ngày

ta say

thả gió

mùa xuân

cắt cỏ

mùa hạ

trồng rơm

thu cúi

mùa sương

đông hường

hạt khói

ớt cay

mắt lưỡi

lạc mất

nõn chiều

dại dột

bao nhiêu

chở về

đá rỗng.

Preview

Gió dại

Cơn gió thích đùa lả mềm ngọn cỏ

gặp tường cao gió rít, cuồng điên

anh đâu có thời gian thay chiều đổi gió

nhìn xuống mây trần lỡ trót chơi tiên!


2h30 sáng 19/3/2009

VÕ VĂN LUYẾN

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2009

18.3. 2009 XUNG QUANH CHUYỆN QUÁN CƠM 2000 ĐỒNG Ở HUẾ !

XUNG QUANH CHUYỆN QUÁN CƠM 2000 ĐỒNG Ở HUẾ !

* CHUYỆN CÓ THẬT NHƯ BỊA:
Tôi đọc trên TUỔI TRẺ ONLINE và BÁO DÂN TRÍ có một phóng sự hay hay. Xin post lại bạn bè đọc nhé! (VVH)

Quán cơm 2.000 đồng ở Huế

Quán cơm dành cho sinh viên và người nghèo tại số 22 Đoàn Hữu Trưng, TP Huế Ảnh: Nguyễn Đông

TTO - Trưa 23-2-2009, quán cơm dành cho sinh viên nghèo và những người thật sự nghèo đã chính thức khai trương tại Huế.

Theo dự định ban đầu, quán sẽ mở cửa đón khách (chủ yếu là sinh viên) đến ăn trưa từ 10g-12g vào các ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy hàng tuần. Tuy giá chỉ 2.000đ/suất nhưng thực khách không những được ăn ngon mà còn được phục vụ một cách tận tình, chuyên nghiệp.

Quán cơm nghĩa tình

Đó là quán cơm của mệ Nguyễn Thị Hiếu, 68 tuổi, tại 22 Đoàn Hữu Trưng, TP Huế. Trước đây, mệ Hiếu làm nghề nấu rượu rồi đi bỏ cho các quán. Về già, mệ dành số tiền có được cộng với số vốn của một số người bà con trong Sài Gòn để mở một quán cơm phục vụ cho các bạn sinh viên nghèo. “Hầu hết các em sinh viên đều có gia cảnh khó khăn, mình giúp các em một bữa ăn cũng là việc nên làm” - mệ Hiếu tâm sự.

Để có được một quán cơm như ngày hôm nay, mệ Hiếu đã trăn trở nhiều. “Thực tình lúc đầu mệ cũng chưa biết làm gì để giúp các em sinh viên nghèo, may nhờ anh em và các cháu gợi ý, giúp vốn nên mệ quyết định mở một quán cơm dành cho các em sinh viên” - mệ Hiếu kể lại.

Các món ăn tại đây gồm có: cơm, canh, món mặn… được đựng trong một khay nhựa sạch sẽ và còn có thêm một viên kẹo tráng miệng. Thực đơn ở đây cũng luôn được thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của thực khách. Chỉ với giá 2.000đ nhưng khách có thể lựa chọn thức ăn tùy thích (dĩ nhiên là không tính tiền phần thức ăn này) sau đó còn được uống trà đá miễn phí.

Quán nằm gần các trường đại học và khu trọ của sinh viên nên các bạn sinh viên ghé quán trong ngày khai trương rất đông. Được ăn một suất cơm với giá bình dân ai ai cũng vui. Bạn Trần Cẩn, sinh viên năm 2 khoa ngữ văn Trường đại học dân lập Phú Xuân, tâm sự: “Mình rất vui khi được ăn một suất cơm no với giá chỉ 2.000đ. Vừa qua giá điện, giá nước đều tăng vọt, may có quán cơm giá rẻ nên bọn mình cũng bớt đi phần nào trong chi tiêu. Mừng quá!”.

Gọn gàng và sạch sẽ

Theo chủ quán cho biết quán đã chuẩn bị 300 suất cơm để có thể phục vụ lượng khách trong ngày khai trương. Gạt vội những giọt mồ hôi trên trán, bác Nguyễn Văn Nghĩa, 64 tuổi, em trai của mệ Hiếu, vui vẻ: “Làm thì mệt rứa nhưng nhìn các em sinh viên ăn ngon miệng với một tâm lý thoải mái là tụi tôi thấy vui rồi!”. Bác Nghĩa cho biết thêm: “Lúc đầu tụi tôi định cho các em sinh viên ăn miễn phí nhưng rồi sợ các em mặc cảm là “mình đi xin ăn” nên mới tính giá 2.000đ. Giúp các em được phần nào hay phần đó chứ mình đâu có tính lời lãi làm gì”.

Đông đảo các bạn sinh viên và người nghèo đến thưởng thức bữa cơm 2.000đ đầu tiên xuất hiện tại Huế - Ảnh: Nguyễn Đông

Nhiều người dân nghèo đạp xích lô, bán vé số, hàng rong cũng ghé quán để thưởng thức bữa cơm trưa giá 2.000đ đầu tiên ở Huế và như là một cách để tiết kiệm trong cơn bão giá. Bác Nguyễn Thị Hảo, 38 tuổi, làm nghề bán vé số vừa tranh thủ ăn vội đĩa cơm vừa cho biết: “Với mỗi suất cơm như ni ở các quán tụi tôi phải trả 8.000 - 10.000 đồng, may mà có quán cơm của mệ Hiếu, tụi tôi tiết kiệm được cả gần chục ngàn phụ gia đình”.

Khách đến dùng cơm tại đây phải xếp hàng mua phiếu mệnh giá 2.000đ rồi đến nhận suất cơm của mình. Và một điều đặc biệt là khách ăn xong phải tự thu dọn đĩa, giấy vệ sinh gọn gàng (không phải rửa đĩa). Thấy tôi thắc mắc, mệ Hiếu giải thích: “Không phải là mình không có người dọn dẹp nhưng để các em tự thu dọn là giúp các em tập tính tự giác trong việc phân loại rác. Chứ như vừa rồi thấy báo đài đưa tin về việc người dân xả rác bừa bãi, mệ cũng thấy buồn lòng!”. Bạn Trần Tuấn, sinh viên Trường đại học Ngoại ngữ Huế, nhận xét: “Quán cơm không chỉ giúp tụi mình một bữa ăn với giá sinh viên mà hơn thế nữa còn cho tụi mình một bài học về vệ sinh môi trường”.

Trong ngày đầu khai trương, hầu hết những người giúp việc đều là người nhà của mệ Hiếu, còn về lâu về dài mệ Hiếu đang muốn thuê khoảng 5 bạn sinh viên làm thêm. “Mình thuê các em vừa để các em có bữa ăn miễn phí vừa giúp các em có thêm thu nhập” - mệ Hiếu bộc bạch.

NGUYỄN ĐÔNG


Nhiều người giàu đến “ăn chực” quán cơm 2.000 đồng

Thứ Bảy, 14 Tháng ba 2009, 10:03 GMT+7

Mệ già tuổi xấp xỉ 70 thức khuya dậy sớm nấu cơm phục vụ người nghèo với giá 2.000 đồng một suất. Buồn thay, rất nhiều người khá giả, đi xe SH, Dylan… cũng rủ nhau tìm tới quán mệ “ăn chực” ngày đủ 2 bữa.

Giữa thời buổi “khan gạo thiếu tiền” này, việc mệ Hiếu và gia đình chung sức mở quán cơm 2.000đ với đầy đủ rau, dưa, cá, thịt... phục vụ sinh viên nghèo, người nghèo là một việc làm đáng khâm phục. Được làm những việc có ích cho người nghèo, mệ Hiếu vui lắm, nhưng lòng mệ vẫn phảng phất buồn vì mệ nghe có người đồn mệ bỏ bùa mê, thuốc lú vào thức ăn; lại có người nói thần kinh mệ không bình thường.

Nhưng điều làm mệ buồn hơn cả là lẫn trong số những người tìm đến quán mệ ăn cơm có khá nhiều người khá giả, có của ăn của để mà vẫn muốn tới đây ăn… cho rẻ. Mệ tâm sự: “Có nhiều người nghèo biết, đến ăn cơm mệ vui lắm, mệ chỉ mong sẽ giúp đỡ được tất cả mọi người. Những ngày đầu mệ bán 300 suất cơm phục vụ, ý định của mệ chỉ đơn giản là giúp đỡ các bạn sinh viên, người nghèo; ai biết được trong số người đến quán ăn cơm cũng có nhiều người khá giả, giàu có, có của ăn của để, mệ biết mần răng được!”.
Đúng như lời mệ Hiếu nói, theo quan sát của chúng tôi tại quán thì ngoài các bạn sinh viên, người nghèo có không ít người ăn mặc sang trọng, đi xe đắt tiền dựng trước quán vào mua cơm của mệ. Do không thể biết người nào nghèo thực sự nên những người thân trong gia đình mệ Hiếu vẫn bán cơm cho họ với giá 2.000 đồng/suất.
Thậm chí có người còn gửi xe máy từ xa rồi đi bộ tới, vờ là người nghèo đến “ăn trực”. Nhiều người tới ăn thử, thấy vừa ngon vừa rẻ liền kéo cả nhóm bạn bè hoặc người nhà tới ăn. Tiếng lành đồn xa, cứ mỗi ngày lại có thêm không ít nhóm người thuộc diện... không cần giúp đỡ tới quán mệ. Trong khi đó, để duy trì được quán cơm 2.000 đồng này, mệ Hiếu và những người thân trong gia đình mệ, ngoài việc bỏ tiền ra còn phải tất bật thức khuya dậy sớm.
Nhiều người biết chuyện rất bức xúc, nói mệ Hiếu hãy “thẳng tay đuổi cổ” những người “giả vờ nghèo” này nhưng mệ Hiếu chỉ cười đôn hậu: “Mệ tin ai cũng hiểu những việc mệ đang làm, rồi họ cũng sẽ hiểu và không tới nữa, chứ ai lại nỡ đuổi khách tới quán như thế...”.
Tấm lòng người mẹ
Cả đời mệ Hiếu luôn sống vì người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa. Có người được mệ giúp đỡ miếng cơm, manh áo nhưng cũng có không ít người được mệ cưu mang, nuôi dữỡng. Nổi tiếng là một người thợ nấu rượu tài ba ở phố, để có tiền nuôi mệ già, em út và 3 người cháu, tuổi xuân của mệ Hiếu đã trôi qua trong tất tả, bận rộn ngược xuôi của công việc hằng ngày chăm bẵm mẹ, nuôi em khôn lớn, ăn học tới trường.
Mệ quyết định không lập gia đình, đến năm 37 tuổi mệ đi xin một người con nuôi (bây giờ vẫn sống với mệ) tên Dã. Ngoài ra mệ còn nuôi dưỡng 2 người con nuôi nữa là anh Nguyễn Văn Hảo và anh Nguyễn Văn Nhã.
Cả 3 người con nuôi của mệ ai cũng đau ốm quanh năm nên mệ phải dành nhiều thời gian chăm bẵm. Anh Nguyễn Văn Nhã bị dị tật bẩm sinh ở chân và bị câm. Anh Dã cũng bị bệnh nằm một chỗ, mọi sinh hoạt từ ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh thân thể đều một tay mệ Hiếu chăm sóc.
Đó là chưa kể mấy năm trở lại đây mệ Hiếu còn nhận không ít các bạn sinh viên nghèo về cho ở trọ miễn phí và xem như những người con, người cháu ruột trong gia đình. “Mệ chỉ mong những đứa con nuôi của mệ ngoan ngoãn, mau khỏe bệnh, giúp đỡ mệ tiếp tục bán quán cơm 2.000 đồng phục vụ các cháu sinh viên, người nghèo”, mệ Hiếu xúc động tâm sự.
Được biết bản thân mệ Hiếu hiện cũng mang nhiều chứng bệnh như đại tràng, sỏi thận. Hỏi thăm thì mệ qua quýt: “Bệnh của người già ấy mà, mệ còn gắng gượng được, không muốn con cháu trong nhà nó lo”.
Qua báo Dân trí, mệ Hiếu cũng muốn nhắn gửi một điều: chỉ mong trong thời gian tới những người có của ăn, của để hãy chung sức giúp đỡ người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, đừng gây thêm khó dễ cho mệ và mệ cũng chỉ mong càng giúp đỡ được nhiều người càng tốt.
Phan Bá Mạnh (Dan tri)








18.3. 2009 XUNG QUANH CHUYỆN QUÁN CƠM 2000 ĐỒNG Ở HUẾ !

XUNG QUANH CHUYỆN QUÁN CƠM 2000 ĐỒNG Ở HUẾ !

* CHUYỆN CÓ THẬT NHƯ BỊA:
Tôi đọc trên TUỔI TRẺ ONLINE và BÁO DÂN TRÍ có một phóng sự hay hay. Xin post lại bạn bè đọc nhé! (VVH)

Quán cơm 2.000 đồng ở Huế

Quán cơm dành cho sinh viên và người nghèo tại số 22 Đoàn Hữu Trưng, TP Huế Ảnh: Nguyễn Đông

TTO - Trưa 23-2-2009, quán cơm dành cho sinh viên nghèo và những người thật sự nghèo đã chính thức khai trương tại Huế.

Theo dự định ban đầu, quán sẽ mở cửa đón khách (chủ yếu là sinh viên) đến ăn trưa từ 10g-12g vào các ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy hàng tuần. Tuy giá chỉ 2.000đ/suất nhưng thực khách không những được ăn ngon mà còn được phục vụ một cách tận tình, chuyên nghiệp.

Quán cơm nghĩa tình

Đó là quán cơm của mệ Nguyễn Thị Hiếu, 68 tuổi, tại 22 Đoàn Hữu Trưng, TP Huế. Trước đây, mệ Hiếu làm nghề nấu rượu rồi đi bỏ cho các quán. Về già, mệ dành số tiền có được cộng với số vốn của một số người bà con trong Sài Gòn để mở một quán cơm phục vụ cho các bạn sinh viên nghèo. “Hầu hết các em sinh viên đều có gia cảnh khó khăn, mình giúp các em một bữa ăn cũng là việc nên làm” - mệ Hiếu tâm sự.

Để có được một quán cơm như ngày hôm nay, mệ Hiếu đã trăn trở nhiều. “Thực tình lúc đầu mệ cũng chưa biết làm gì để giúp các em sinh viên nghèo, may nhờ anh em và các cháu gợi ý, giúp vốn nên mệ quyết định mở một quán cơm dành cho các em sinh viên” - mệ Hiếu kể lại.

Các món ăn tại đây gồm có: cơm, canh, món mặn… được đựng trong một khay nhựa sạch sẽ và còn có thêm một viên kẹo tráng miệng. Thực đơn ở đây cũng luôn được thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của thực khách. Chỉ với giá 2.000đ nhưng khách có thể lựa chọn thức ăn tùy thích (dĩ nhiên là không tính tiền phần thức ăn này) sau đó còn được uống trà đá miễn phí.

Quán nằm gần các trường đại học và khu trọ của sinh viên nên các bạn sinh viên ghé quán trong ngày khai trương rất đông. Được ăn một suất cơm với giá bình dân ai ai cũng vui. Bạn Trần Cẩn, sinh viên năm 2 khoa ngữ văn Trường đại học dân lập Phú Xuân, tâm sự: “Mình rất vui khi được ăn một suất cơm no với giá chỉ 2.000đ. Vừa qua giá điện, giá nước đều tăng vọt, may có quán cơm giá rẻ nên bọn mình cũng bớt đi phần nào trong chi tiêu. Mừng quá!”.

Gọn gàng và sạch sẽ

Theo chủ quán cho biết quán đã chuẩn bị 300 suất cơm để có thể phục vụ lượng khách trong ngày khai trương. Gạt vội những giọt mồ hôi trên trán, bác Nguyễn Văn Nghĩa, 64 tuổi, em trai của mệ Hiếu, vui vẻ: “Làm thì mệt rứa nhưng nhìn các em sinh viên ăn ngon miệng với một tâm lý thoải mái là tụi tôi thấy vui rồi!”. Bác Nghĩa cho biết thêm: “Lúc đầu tụi tôi định cho các em sinh viên ăn miễn phí nhưng rồi sợ các em mặc cảm là “mình đi xin ăn” nên mới tính giá 2.000đ. Giúp các em được phần nào hay phần đó chứ mình đâu có tính lời lãi làm gì”.

Đông đảo các bạn sinh viên và người nghèo đến thưởng thức bữa cơm 2.000đ đầu tiên xuất hiện tại Huế - Ảnh: Nguyễn Đông

Nhiều người dân nghèo đạp xích lô, bán vé số, hàng rong cũng ghé quán để thưởng thức bữa cơm trưa giá 2.000đ đầu tiên ở Huế và như là một cách để tiết kiệm trong cơn bão giá. Bác Nguyễn Thị Hảo, 38 tuổi, làm nghề bán vé số vừa tranh thủ ăn vội đĩa cơm vừa cho biết: “Với mỗi suất cơm như ni ở các quán tụi tôi phải trả 8.000 - 10.000 đồng, may mà có quán cơm của mệ Hiếu, tụi tôi tiết kiệm được cả gần chục ngàn phụ gia đình”.

Khách đến dùng cơm tại đây phải xếp hàng mua phiếu mệnh giá 2.000đ rồi đến nhận suất cơm của mình. Và một điều đặc biệt là khách ăn xong phải tự thu dọn đĩa, giấy vệ sinh gọn gàng (không phải rửa đĩa). Thấy tôi thắc mắc, mệ Hiếu giải thích: “Không phải là mình không có người dọn dẹp nhưng để các em tự thu dọn là giúp các em tập tính tự giác trong việc phân loại rác. Chứ như vừa rồi thấy báo đài đưa tin về việc người dân xả rác bừa bãi, mệ cũng thấy buồn lòng!”. Bạn Trần Tuấn, sinh viên Trường đại học Ngoại ngữ Huế, nhận xét: “Quán cơm không chỉ giúp tụi mình một bữa ăn với giá sinh viên mà hơn thế nữa còn cho tụi mình một bài học về vệ sinh môi trường”.

Trong ngày đầu khai trương, hầu hết những người giúp việc đều là người nhà của mệ Hiếu, còn về lâu về dài mệ Hiếu đang muốn thuê khoảng 5 bạn sinh viên làm thêm. “Mình thuê các em vừa để các em có bữa ăn miễn phí vừa giúp các em có thêm thu nhập” - mệ Hiếu bộc bạch.

NGUYỄN ĐÔNG


Nhiều người giàu đến “ăn chực” quán cơm 2.000 đồng

Thứ Bảy, 14 Tháng ba 2009, 10:03 GMT+7

Mệ già tuổi xấp xỉ 70 thức khuya dậy sớm nấu cơm phục vụ người nghèo với giá 2.000 đồng một suất. Buồn thay, rất nhiều người khá giả, đi xe SH, Dylan… cũng rủ nhau tìm tới quán mệ “ăn chực” ngày đủ 2 bữa.

Giữa thời buổi “khan gạo thiếu tiền” này, việc mệ Hiếu và gia đình chung sức mở quán cơm 2.000đ với đầy đủ rau, dưa, cá, thịt... phục vụ sinh viên nghèo, người nghèo là một việc làm đáng khâm phục. Được làm những việc có ích cho người nghèo, mệ Hiếu vui lắm, nhưng lòng mệ vẫn phảng phất buồn vì mệ nghe có người đồn mệ bỏ bùa mê, thuốc lú vào thức ăn; lại có người nói thần kinh mệ không bình thường.

Nhưng điều làm mệ buồn hơn cả là lẫn trong số những người tìm đến quán mệ ăn cơm có khá nhiều người khá giả, có của ăn của để mà vẫn muốn tới đây ăn… cho rẻ. Mệ tâm sự: “Có nhiều người nghèo biết, đến ăn cơm mệ vui lắm, mệ chỉ mong sẽ giúp đỡ được tất cả mọi người. Những ngày đầu mệ bán 300 suất cơm phục vụ, ý định của mệ chỉ đơn giản là giúp đỡ các bạn sinh viên, người nghèo; ai biết được trong số người đến quán ăn cơm cũng có nhiều người khá giả, giàu có, có của ăn của để, mệ biết mần răng được!”.
Đúng như lời mệ Hiếu nói, theo quan sát của chúng tôi tại quán thì ngoài các bạn sinh viên, người nghèo có không ít người ăn mặc sang trọng, đi xe đắt tiền dựng trước quán vào mua cơm của mệ. Do không thể biết người nào nghèo thực sự nên những người thân trong gia đình mệ Hiếu vẫn bán cơm cho họ với giá 2.000 đồng/suất.
Thậm chí có người còn gửi xe máy từ xa rồi đi bộ tới, vờ là người nghèo đến “ăn trực”. Nhiều người tới ăn thử, thấy vừa ngon vừa rẻ liền kéo cả nhóm bạn bè hoặc người nhà tới ăn. Tiếng lành đồn xa, cứ mỗi ngày lại có thêm không ít nhóm người thuộc diện... không cần giúp đỡ tới quán mệ. Trong khi đó, để duy trì được quán cơm 2.000 đồng này, mệ Hiếu và những người thân trong gia đình mệ, ngoài việc bỏ tiền ra còn phải tất bật thức khuya dậy sớm.
Nhiều người biết chuyện rất bức xúc, nói mệ Hiếu hãy “thẳng tay đuổi cổ” những người “giả vờ nghèo” này nhưng mệ Hiếu chỉ cười đôn hậu: “Mệ tin ai cũng hiểu những việc mệ đang làm, rồi họ cũng sẽ hiểu và không tới nữa, chứ ai lại nỡ đuổi khách tới quán như thế...”.
Tấm lòng người mẹ
Cả đời mệ Hiếu luôn sống vì người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa. Có người được mệ giúp đỡ miếng cơm, manh áo nhưng cũng có không ít người được mệ cưu mang, nuôi dữỡng. Nổi tiếng là một người thợ nấu rượu tài ba ở phố, để có tiền nuôi mệ già, em út và 3 người cháu, tuổi xuân của mệ Hiếu đã trôi qua trong tất tả, bận rộn ngược xuôi của công việc hằng ngày chăm bẵm mẹ, nuôi em khôn lớn, ăn học tới trường.
Mệ quyết định không lập gia đình, đến năm 37 tuổi mệ đi xin một người con nuôi (bây giờ vẫn sống với mệ) tên Dã. Ngoài ra mệ còn nuôi dưỡng 2 người con nuôi nữa là anh Nguyễn Văn Hảo và anh Nguyễn Văn Nhã.
Cả 3 người con nuôi của mệ ai cũng đau ốm quanh năm nên mệ phải dành nhiều thời gian chăm bẵm. Anh Nguyễn Văn Nhã bị dị tật bẩm sinh ở chân và bị câm. Anh Dã cũng bị bệnh nằm một chỗ, mọi sinh hoạt từ ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh thân thể đều một tay mệ Hiếu chăm sóc.
Đó là chưa kể mấy năm trở lại đây mệ Hiếu còn nhận không ít các bạn sinh viên nghèo về cho ở trọ miễn phí và xem như những người con, người cháu ruột trong gia đình. “Mệ chỉ mong những đứa con nuôi của mệ ngoan ngoãn, mau khỏe bệnh, giúp đỡ mệ tiếp tục bán quán cơm 2.000 đồng phục vụ các cháu sinh viên, người nghèo”, mệ Hiếu xúc động tâm sự.
Được biết bản thân mệ Hiếu hiện cũng mang nhiều chứng bệnh như đại tràng, sỏi thận. Hỏi thăm thì mệ qua quýt: “Bệnh của người già ấy mà, mệ còn gắng gượng được, không muốn con cháu trong nhà nó lo”.
Qua báo Dân trí, mệ Hiếu cũng muốn nhắn gửi một điều: chỉ mong trong thời gian tới những người có của ăn, của để hãy chung sức giúp đỡ người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, đừng gây thêm khó dễ cho mệ và mệ cũng chỉ mong càng giúp đỡ được nhiều người càng tốt.
Phan Bá Mạnh (Dan tri)








Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2009

15.3. 2009 HỌA THƠ CỦA THI HỮU PHẠM HÒA VIỆT

UỐNG RƯỢU BẢN MƯỜNG

Lất phất mưa phùn rét tận xương

Đầu xuân uống rượu bản làng Mường

Núi đồi tĩnh lặng lòng thanh thản

Vũ điệu yên bình dạ vấn vương.

Bánh nướng sàn thưa nồng bếp lửa

Chiều buông áo chiếc lạnh tình nương

Bàn tre chiếu trải vàng sương muối

Đối ẩm vong niên dấu bạn đường...

PHẠM HÒA VIỆT




vovanhoahl

HỌA LẠI BÀI THƠ "UỐNG RƯỢU BẢN MƯỜNG "
của Thi hữu PHẠM HÒA VIỆT

VỀ CẨM THỦY*
Đệ tử ngày nay của Tú Xương
Ba năm về trước đến làng Mường
Cẩm Thủy xa rồi bao lưu luyến
Lương Sơn gần mãi nỗi tơ vương !
Rượu cần em vít sương mờ suối
Cơm lam ai nấu khói vờn nương
Bóng chiều như giục "năng lưu khách"
Thăm thẳm tình ta một chặng đường

Tri Âm Các, tối 14/03/2009
VÕ VĂN HOA

CẨM THỦY: Huyện miền Tây Thanh Hóa, nơi có Suối cá thần

15.3. 2009 HỌA THƠ CỦA THI HỮU PHẠM HÒA VIỆT

UỐNG RƯỢU BẢN MƯỜNG

Lất phất mưa phùn rét tận xương

Đầu xuân uống rượu bản làng Mường

Núi đồi tĩnh lặng lòng thanh thản

Vũ điệu yên bình dạ vấn vương.

Bánh nướng sàn thưa nồng bếp lửa

Chiều buông áo chiếc lạnh tình nương

Bàn tre chiếu trải vàng sương muối

Đối ẩm vong niên dấu bạn đường...

PHẠM HÒA VIỆT




vovanhoahl

HỌA LẠI BÀI THƠ "UỐNG RƯỢU BẢN MƯỜNG "
của Thi hữu PHẠM HÒA VIỆT

VỀ CẨM THỦY*
Đệ tử ngày nay của Tú Xương
Ba năm về trước đến làng Mường
Cẩm Thủy xa rồi bao lưu luyến
Lương Sơn gần mãi nỗi tơ vương !
Rượu cần em vít sương mờ suối
Cơm lam ai nấu khói vờn nương
Bóng chiều như giục "năng lưu khách"
Thăm thẳm tình ta một chặng đường

Tri Âm Các, tối 14/03/2009
VÕ VĂN HOA

CẨM THỦY: Huyện miền Tây Thanh Hóa, nơi có Suối cá thần

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2009

14.3. 2009 NHỮNG CON SỐ LÀM TA SUY NGHĨ ( Sưu tầm)

NHỮNG CON SỐ LÀM TA SUY NGHĨ

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, khoa học - kỹ thuật phát triển nhanh và tiến bộ với tốc độ chóng mặt. Công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang tạo ra sự thay đổi kỳ diệu. Đã và đang có sự bùng nổ về thông tin. Tháng 8 năm 1995 thế giới mới chỉ có 18 ngàn website. Mười năm sau, (tháng 5/2004) số websites đã vượt qua con số 50 triệu. Và chỉ mất 30 tháng sau nữa (tháng 11/2006), số websites đã vượt ngưỡng 100 triệu. Con số mà ngay cả cha đẻ của website đầu tiên, Tim Berners Lee , cũng kinh ngạc. Vài năm gần đây, mỗi năm có tới 30 triệu websites mới ra đời. Ở Hoa Kỳ, bình quân mỗi năm có 125.000 tựa sách mới, mỗi người tiếp nhận 3.583 giờ dữ liệu qua computer, máy thu hình, điện thoại cầm tay (bình quân 9 giờ/ ngày). Nhiều nước đang ở thời kỳ hậu công nghiệp và trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức Nhà báo Thomas Friedman của tờ báo New York Times đã đưa ra khái niệm dùng trọng lượng của sản phẩm để so sánh trình độ quốc gia.

Hãy xem một ví dụ: để thu được 500USD, người ta đã làm gì?

Ông đã trả lời:

- Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam bán 5 tấn than đá;

- Nông dân Đồng bằng Sông Cửu long bán 2 tấn gạo;

- Trung Quốc bán chiếc xe gắn máy trọng lượng 100kg;

- Hãng Sony bán chiếc tivi trọng lượng 10 kg;

- Hãng Nokia bán chiếc điện thoại 0,1 kg;

- Hãng Intel bán con chip máy tính trọng lượng 0,01 kg;

- Hãng Microsoft bán một phần mềm trọng lương 0 kg.

NGUỒN : INTERNET

14.3. 2009 NHỮNG CON SỐ LÀM TA SUY NGHĨ ( Sưu tầm)

NHỮNG CON SỐ LÀM TA SUY NGHĨ

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, khoa học - kỹ thuật phát triển nhanh và tiến bộ với tốc độ chóng mặt. Công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang tạo ra sự thay đổi kỳ diệu. Đã và đang có sự bùng nổ về thông tin. Tháng 8 năm 1995 thế giới mới chỉ có 18 ngàn website. Mười năm sau, (tháng 5/2004) số websites đã vượt qua con số 50 triệu. Và chỉ mất 30 tháng sau nữa (tháng 11/2006), số websites đã vượt ngưỡng 100 triệu. Con số mà ngay cả cha đẻ của website đầu tiên, Tim Berners Lee , cũng kinh ngạc. Vài năm gần đây, mỗi năm có tới 30 triệu websites mới ra đời. Ở Hoa Kỳ, bình quân mỗi năm có 125.000 tựa sách mới, mỗi người tiếp nhận 3.583 giờ dữ liệu qua computer, máy thu hình, điện thoại cầm tay (bình quân 9 giờ/ ngày). Nhiều nước đang ở thời kỳ hậu công nghiệp và trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức Nhà báo Thomas Friedman của tờ báo New York Times đã đưa ra khái niệm dùng trọng lượng của sản phẩm để so sánh trình độ quốc gia.

Hãy xem một ví dụ: để thu được 500USD, người ta đã làm gì?

Ông đã trả lời:

- Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam bán 5 tấn than đá;

- Nông dân Đồng bằng Sông Cửu long bán 2 tấn gạo;

- Trung Quốc bán chiếc xe gắn máy trọng lượng 100kg;

- Hãng Sony bán chiếc tivi trọng lượng 10 kg;

- Hãng Nokia bán chiếc điện thoại 0,1 kg;

- Hãng Intel bán con chip máy tính trọng lượng 0,01 kg;

- Hãng Microsoft bán một phần mềm trọng lương 0 kg.

NGUỒN : INTERNET

13.3.2009 GIÓ CUỐI MẶT SÔNG


GIÓ CUỐI MẶT SÔNG

Nhâm nhi ly cà phê với bạn bè

Những câu chuyện cùng trời cuối đất !

Những buồn vui rất thật

Gió cuối mặt sông.

*

Gió cuối mặt sông.

Sẻ sàng đồng vọng

Lời của gió khi vô tình

Có thể làm ta quên dặm dài cố lý

*

Nơi em tiễn chồng ra trận

Nơi mẹ u hoài đêm thâu

Đắng đót niềm đau

Đổi giá thanh bình !

*

Đêm nay

Chúng tôi nhìn lên bầu trời

Sao Thần nông vừa tắt

Gió heo may lạnh về…

29.3-20.4.2008

VÕ VĂN HOA

13.3.2009 GIÓ CUỐI MẶT SÔNG


GIÓ CUỐI MẶT SÔNG

Nhâm nhi ly cà phê với bạn bè

Những câu chuyện cùng trời cuối đất !

Những buồn vui rất thật

Gió cuối mặt sông.

*

Gió cuối mặt sông.

Sẻ sàng đồng vọng

Lời của gió khi vô tình

Có thể làm ta quên dặm dài cố lý

*

Nơi em tiễn chồng ra trận

Nơi mẹ u hoài đêm thâu

Đắng đót niềm đau

Đổi giá thanh bình !

*

Đêm nay

Chúng tôi nhìn lên bầu trời

Sao Thần nông vừa tắt

Gió heo may lạnh về…

29.3-20.4.2008

VÕ VĂN HOA

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2009

13.3.2009 EMAIL XUÂN (Bài đăng trên Tạp chí NHẬT LỆ- Tháng3/2009)




Email Xu©n

Cã hÒ chi

Th­ kh«ng cÇm tay cã c¸i hay cña nã.

Sao em næi giËn ®ïng ®ïng ?

Khi bªn ngoµi mïa xu©n gâ cöa

C«ng nghÖ th«ng tin ®Êy lµ ®iÒu anh chän lùa.

Em l¹i thÝch sê lªn dÊu Ên tem th­

NhËn mÆt tõng con ch÷

Chç g¹ch -xo¸ nh÷ng vôn rêi ng«n ng÷

Chç n­íc m¾t mùc nhoÌ

Email Xu©n nµy liÖu ta cã ®iªn kh«ng?

VÒ nh÷ng nghÞch lý

VÒ ®èi cùc cña nh÷ng g× hiÖn ®¹i

§· ®æi ng«i thang gi¸ dßng suy!

Tõ Email Xu©n

Ta nhËn mÆt cuéc ®êi!

Xu©n 2008

13.3.2009 EMAIL XUÂN (Bài đăng trên Tạp chí NHẬT LỆ- Tháng3/2009)




Email Xu©n

Cã hÒ chi

Th­ kh«ng cÇm tay cã c¸i hay cña nã.

Sao em næi giËn ®ïng ®ïng ?

Khi bªn ngoµi mïa xu©n gâ cöa

C«ng nghÖ th«ng tin ®Êy lµ ®iÒu anh chän lùa.

Em l¹i thÝch sê lªn dÊu Ên tem th­

NhËn mÆt tõng con ch÷

Chç g¹ch -xo¸ nh÷ng vôn rêi ng«n ng÷

Chç n­íc m¾t mùc nhoÌ

Email Xu©n nµy liÖu ta cã ®iªn kh«ng?

VÒ nh÷ng nghÞch lý

VÒ ®èi cùc cña nh÷ng g× hiÖn ®¹i

§· ®æi ng«i thang gi¸ dßng suy!

Tõ Email Xu©n

Ta nhËn mÆt cuéc ®êi!

Xu©n 2008

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2009

10.3. 2009 MAI NÀY ĐỒNG HẢI LĂNG

MAI NÀY ĐỒNG HẢI LĂNG

Sáng này trên những cánh đồng Hải Lăng

Bạt ngàn vùng quê chiêm trũng

Đê bao chống lũ úng

Tôi và bạn bè đi qua !

*

Này đây càng *Cây Da, An Thơ, Hội Điền

Này đây càng Hưng Nhơn, Mỹ Chánh…

Cả công trường sóng sánh

Niềm vui dâng trào!

*

Bấy lâu rồi niềm mong ước lên cao

Dân đôi bờ Ô Giang trào nước mắt !

Rốn lũ sẽ đẩy lùi xa kia . Em sẽ khẽ khàng khúc hát

Lúa thơm đầy bồ!

*

Hói Dét ơi! Hợp lưu ở nơi mô?

Anh sẽ về nâng ly cùng em nhé!

Mấy thằng bạn chờ anh bao chuyện kể

Anh phải về thôi!

Mai này đồng Hải Lăng…

Tốc ký thơ, 13h ngày 10/3/2009

trên vùng rốn lũ Hải Hoà

VÕ VĂN HOA

* Càng: Như là ốc đảo, là bàn tay nối dài của một làng quê, nằm giữa đồng không mông quạnh.

* Xuất xứ bài thơ: 7h sáng nay (10/3/2009), nhân chuyến công tác ở Hải Hoà, đi thực tế điền dã động viên các thầy cô giáo công tác vùng sâu, vùng xa , tôi có xúc cảm trước hiện thực sinh động này. Nhà nước đã , đang đầu tư hàng trăm tỷ đồng để phục vụ dân sinh.Vì thế cho nên có bài thơ này…

10.3. 2009 MAI NÀY ĐỒNG HẢI LĂNG

MAI NÀY ĐỒNG HẢI LĂNG

Sáng này trên những cánh đồng Hải Lăng

Bạt ngàn vùng quê chiêm trũng

Đê bao chống lũ úng

Tôi và bạn bè đi qua !

*

Này đây càng *Cây Da, An Thơ, Hội Điền

Này đây càng Hưng Nhơn, Mỹ Chánh…

Cả công trường sóng sánh

Niềm vui dâng trào!

*

Bấy lâu rồi niềm mong ước lên cao

Dân đôi bờ Ô Giang trào nước mắt !

Rốn lũ sẽ đẩy lùi xa kia . Em sẽ khẽ khàng khúc hát

Lúa thơm đầy bồ!

*

Hói Dét ơi! Hợp lưu ở nơi mô?

Anh sẽ về nâng ly cùng em nhé!

Mấy thằng bạn chờ anh bao chuyện kể

Anh phải về thôi!

Mai này đồng Hải Lăng…

Tốc ký thơ, 13h ngày 10/3/2009

trên vùng rốn lũ Hải Hoà

VÕ VĂN HOA

* Càng: Như là ốc đảo, là bàn tay nối dài của một làng quê, nằm giữa đồng không mông quạnh.

* Xuất xứ bài thơ: 7h sáng nay (10/3/2009), nhân chuyến công tác ở Hải Hoà, đi thực tế điền dã động viên các thầy cô giáo công tác vùng sâu, vùng xa , tôi có xúc cảm trước hiện thực sinh động này. Nhà nước đã , đang đầu tư hàng trăm tỷ đồng để phục vụ dân sinh.Vì thế cho nên có bài thơ này…

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2009

09.3. 2009 Tam đoạn luận về HÔN NHÂN


Tam đoạn luận về HÔN NHÂN

I

Ngày cưới đêm qua mắt

Đất cưới trời qua mưa

Bướm cưới hoa qua sắc

Qua gì? Cưới em xưa!

II

Lên non cưỡi ngựa tang bồng

Tìm ra cửa biển mênh mông, cưỡi gì?

Xin đừng cưỡi giấc mơ đi

Cõi trần nào có thua gì cõi Tiên!

III

He he muốn chết

Sướng chi mà cười?!

VÕ VĂN LUYẾN

09.3. 2009 Tam đoạn luận về HÔN NHÂN


Tam đoạn luận về HÔN NHÂN

I

Ngày cưới đêm qua mắt

Đất cưới trời qua mưa

Bướm cưới hoa qua sắc

Qua gì? Cưới em xưa!

II

Lên non cưỡi ngựa tang bồng

Tìm ra cửa biển mênh mông, cưỡi gì?

Xin đừng cưỡi giấc mơ đi

Cõi trần nào có thua gì cõi Tiên!

III

He he muốn chết

Sướng chi mà cười?!

VÕ VĂN LUYẾN

10.3. 2009 TRỊNH VIẾT

TRỊNH viết:http://img520.imageshack.us/img520/8565/trinhcongsonbuttich5smy8.jpg

10.3. 2009 TRỊNH VIẾT

TRỊNH viết:http://img520.imageshack.us/img520/8565/trinhcongsonbuttich5smy8.jpg

08.3. 2009 TRI ÂM CÁC CÓ TỪ BAO GIỜ?

TRI ÂM CÁC CÓ TỪ BAO GIỜ?

Tôi có bốn ngôi nhà cùng có chung tên gọi TRI ÂM CÁC.

Là một trong những người giàu có nằm trong diện phải kê khai tài sản.

- Ngôi nhà thứ nhất:

Hiện hữu ở đường Hùng Vương, khóm 2 Thị trấn Hải Lăng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, gần cạnh Bệnh viện đa khoa của Huyện, được xây dựng năm 1994. Năm 1999, nâng cấp tầng 2, có một phòng (room) riêng, đặt tên TRI ÂM CÁC. Nơi hội ngộ của những tâm hồn yêu thơ văn, những người bạn tri âm, tri kỷ. Mới đó mà đã trọn thập kỷ!

Năm 2007, xây dựng hoàn thiện theo kiểu “Lục giác đài” cấu trúc nhà cổ trong một không gian riêng thơ mộng !

Đây không phải là Đằng Vương Các của thi sĩ Vương Bột đời Đường, Khuê Văn Các ở Văn Miếu ( Hà Nội) , Thọ Lộc Các (gác Thọ Lộc) của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (Huế)

Trong nhà có mẹ, vợ và các con. Tam đại đồng đường chung sống!

bbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb

- Ngôi nhà thứ hai :

Được xây dựng trong dịp 19/5/2008 . Địa chỉ: 360.yahoo.com/vovanhoahl chưa đầy mười tháng đã có gần 25.000 lượt bạn bè ghé thăm và chia sẻ.

- Ngôi nhà thứ ba :

Tiếp tục xây dựng trong tháng giêng 2009, theo yêu cầu của các thân hữu là văn nhân thi sĩ, mới đó cũng đã gần 1500 lượt người và gần 300 comments.

Địa chỉ: vovanhoaqt.vnweblogs.com

Tôi phải có lời cảm ơn lại thi hữu THANH TỊNH ĐÔNG HƯNG đã góp phần không nhỏ trong việc thiết kế và thi công ngôi nhà này!

Ngôi nhà thứ tư :

Tiếp tục xây dựng chớp nhoáng trong khoảnh khắc đêm thơ nguyên tiêu tại nhà bạn Hoàng Tấn Trung. Lê Nam Linh (Cử nhân Văn chương) dạy ở trường THPT Chu Văn An (Triệu Phong) cùng phu quân góp vật liệu để xây dựng ngôi nhà kiên cố có sắc màu riêng này.

Điạ chỉ: vn.myblog.yahoo.com/vovanhoahl

Tôi khái quát mấy giòng này dành tặng cho những bạn đã quen, mới quen nhưng chưa lần quá bộ đến với Tri Âm Các đã hỏi tôi Tri Âm Các dễ gì có thật trong thế giới thật này không?

Chủ nhân của nó xin thưa : Có ạ (ngôi nhà thứ nhất)! Và có dịp các bạn ghé nhà để trà đạo, tửu đạo, đàm đạo…để cảm nhận nhiều hơn!

Hằng ngày, thông lệ từ 4 h sáng, tôi có thói quen dậy sớm đọc báo và lướt web. Dĩ nhiên tôi rất yêu mến các thảo trang của tôi!

Ngày QTPN,08/03/2009 viết ở Tri Âm Các lúc 14h

VÕ VĂN HOA

* Một góc TRI ÂM CÁC