Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2008

01.12..2008 TRANG ĐỜI – TRANG THƠ CÁC NHÀ GIÁO HẢI LĂNG

TRANG ĐỜI – TRANG THƠ

CÁC NHÀ GIÁO HẢI LĂNG

Có lẽ không đâu như ở Hải Lăng một vùng quê úng trũng, đồng đất chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã khô lại xuất hiện nhiều nhà giáo – nhà thơ đến vậy. Họ là những cán bộ quản lý, giáo viên đứng lớp không chỉ chăm lo cho sự nghiệp “trăm năm trồng người” mà còn là những con tằm nhả tơ, dệt niềm vui cho đời bằng những bài thơ nhẹ nhàng, ấm áp.

Hơn 10 năm qua, phong trào sáng tác văn học ở ngành giáo dục Hải Lăng đã nở rộ thông qua các cuộc thi thơ, văn, bình chọn những tác giả, tác phẩm trong nhà trường, mảnh đất mà họ gieo ươm để cho ra đời những tác phẩm hay được đánh dấu suốt 12 năm qua trên các tập san HOA ĐẦU MÙA.

...Hai anh em ruột cùng một lò đào tạo ĐHSP mà ra, nhà giáo – nhà thơ anh là Võ Văn Hoa, đương chức Phó trưởng phòng GD-ĐT Hải Lăng, đã có thơ đăng suốt 27 năm qua trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương, đã từng đoạt giải 3 cuộc thi thơ trên tạp chí Cửa Việt năm 1996, giải thưởng phóng sự đăng trên báo Quảng Trị “Những bác sĩ của ruộng đồng” năm 1998. Đã có lần anh Hoa bộc bạch:

Em thì đi ngang mà thơ thì đi dọc

Em và thơ ngang dọc suốt đời tôi...

Gần đây nhất trên báo Quảng Trị cuối tuần ra ngày 2/11/2002, thơ anh viết:

Em nói rằng: trái tim đã đến tận cùng

Vẫn có những điều không thể nói

...Cơn gió nào thoáng qua miền cổ tích

Em nói rằng: phía ấy có trong nhau...

Nhà giáo, nhà thơ em – Võ Văn Luyến, đã trải qua những tháng năm trong đời quân ngũ, rồi sinh viên trường ĐHSP, ra trường về công tác tại trường CĐSP Quảng Trị. Thạc sĩ Võ Văn Luyến luôn đau đáu, tâm huyết gắn bó với văn chương, thơ đã quyện chặt vào máu thịt của anh. Cũng như Võ Văn Hoa, thơ của Võ Văn Luyến đã đăng tải ở nhiều tờ báo, tạp chí và còn giành được nhiều giải thưởng. Sống trong một gia đình nề nếp gia phong, được người cha kính yêu truyền lại dòng máu thơ ca nên anh đã:

Giữa muôn làn điệu dân ca

Trong ba một Huế thiết tha mặn nồng

Để rồi:

...Thơ con khơi tự nguồn ba theo về” (Tuổi già của ba giữa câu ca Huế)

Với nghề nghiệp anh đã

...Thời gian cho con đâu được nhiều hơn

Ngày đi dạy bên trang giáo án

Chong thức với nghĩa đời quá lớn

...Những trang đời – trang thơ của các nhà giáo Hải Lăng vẫn còn mãi chảy, đó là chắt lọc cuộc sống hiện tạ i và là niềm tin yêu của tương lai. Tin rằng trang giáo án – trang đời – trang thơ sẽ quyện chặt, chảy mãi và thăng hoa cùng họ trên hành trình giáo dục vẻ vang của nhà giáo- nhà thơ ấy.

Ngân Hoa

(Báo Quảng Trị cuối tuần số 1515 ra ngày 23/11/2002)

01.12..2008 TRANG ĐỜI – TRANG THƠ CÁC NHÀ GIÁO HẢI LĂNG

TRANG ĐỜI – TRANG THƠ

CÁC NHÀ GIÁO HẢI LĂNG

Có lẽ không đâu như ở Hải Lăng một vùng quê úng trũng, đồng đất chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã khô lại xuất hiện nhiều nhà giáo – nhà thơ đến vậy. Họ là những cán bộ quản lý, giáo viên đứng lớp không chỉ chăm lo cho sự nghiệp “trăm năm trồng người” mà còn là những con tằm nhả tơ, dệt niềm vui cho đời bằng những bài thơ nhẹ nhàng, ấm áp.

Hơn 10 năm qua, phong trào sáng tác văn học ở ngành giáo dục Hải Lăng đã nở rộ thông qua các cuộc thi thơ, văn, bình chọn những tác giả, tác phẩm trong nhà trường, mảnh đất mà họ gieo ươm để cho ra đời những tác phẩm hay được đánh dấu suốt 12 năm qua trên các tập san HOA ĐẦU MÙA.

...Hai anh em ruột cùng một lò đào tạo ĐHSP mà ra, nhà giáo – nhà thơ anh là Võ Văn Hoa, đương chức Phó trưởng phòng GD-ĐT Hải Lăng, đã có thơ đăng suốt 27 năm qua trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương, đã từng đoạt giải 3 cuộc thi thơ trên tạp chí Cửa Việt năm 1996, giải thưởng phóng sự đăng trên báo Quảng Trị “Những bác sĩ của ruộng đồng” năm 1998. Đã có lần anh Hoa bộc bạch:

Em thì đi ngang mà thơ thì đi dọc

Em và thơ ngang dọc suốt đời tôi...

Gần đây nhất trên báo Quảng Trị cuối tuần ra ngày 2/11/2002, thơ anh viết:

Em nói rằng: trái tim đã đến tận cùng

Vẫn có những điều không thể nói

...Cơn gió nào thoáng qua miền cổ tích

Em nói rằng: phía ấy có trong nhau...

Nhà giáo, nhà thơ em – Võ Văn Luyến, đã trải qua những tháng năm trong đời quân ngũ, rồi sinh viên trường ĐHSP, ra trường về công tác tại trường CĐSP Quảng Trị. Thạc sĩ Võ Văn Luyến luôn đau đáu, tâm huyết gắn bó với văn chương, thơ đã quyện chặt vào máu thịt của anh. Cũng như Võ Văn Hoa, thơ của Võ Văn Luyến đã đăng tải ở nhiều tờ báo, tạp chí và còn giành được nhiều giải thưởng. Sống trong một gia đình nề nếp gia phong, được người cha kính yêu truyền lại dòng máu thơ ca nên anh đã:

Giữa muôn làn điệu dân ca

Trong ba một Huế thiết tha mặn nồng

Để rồi:

...Thơ con khơi tự nguồn ba theo về” (Tuổi già của ba giữa câu ca Huế)

Với nghề nghiệp anh đã

...Thời gian cho con đâu được nhiều hơn

Ngày đi dạy bên trang giáo án

Chong thức với nghĩa đời quá lớn

...Những trang đời – trang thơ của các nhà giáo Hải Lăng vẫn còn mãi chảy, đó là chắt lọc cuộc sống hiện tạ i và là niềm tin yêu của tương lai. Tin rằng trang giáo án – trang đời – trang thơ sẽ quyện chặt, chảy mãi và thăng hoa cùng họ trên hành trình giáo dục vẻ vang của nhà giáo- nhà thơ ấy.

Ngân Hoa

(Báo Quảng Trị cuối tuần số 1515 ra ngày 23/11/2002)

28.11. 2008 HỌC TRÒ CỤ TÚ XƯƠNG- Thơ HOÀNG TẤN TRUNG

Học trò cụ Tú Xương

Có thằng bạn làm nghề gõ đầu trẻ

Đa đoan cuộc đời, nặng nợ văn chương

Cả gan đòi bắt tay cụ Tú Xương

Ăn nói bông đùa như chàng Tú Mỡ

Dù đã có ba con một vợ

Tiễn mùa đông hoa xuyên tuyết đã tan băng

Dù thảo nguyên ríu rít Yến, Oanh

Phía thu sang, còn lang thang du tử (*)

Thơ hắn viết mang hơi cụ Tú

Không cầu kỳ nắn nót phô trương

Lời viết ra từ đáy ruột gan

Hỏi: “Thiên hạ mang mang ai người tri kỷ?”(*)

Cũng có lúc hắn xổ giọng trầm thủ thỉ

Khi một mình ngồi với giai nhân

Mắt hắn buồn như bàn bạc ánh trăng

Cũng bé nhỏ như anh hùng trong thiên hạ (*)

Trong thơ hắn có khoảng trời đầy hoa lá

Có tiếng chim ca và ánh sáng mặt trời

Thơ hắn viết mỗi ý mỗi lời

Mang hơi ấm của bờ tre, mái rạ

Cuộc đời hắn như con thuyền ba lá

Mãi bồng bềnh trong cõi thực – hư

Rợp bóng chim câu, không súng nỗ hận thù

Như có lần Hắn đã từng tự bạch:

“Em thì đi ngang còn thơ thì đi dọc

Em và thơ ngang dọc suốt đời tôi!”

Hắn hồn nhiên đi giữa cuộc đời

Xin làm học trò cụ Tú Xương – Tú Mỡ!

Thành Cổ

Mạnh hạ Ất Dậu

Hoàng Tấn Trung

(*): Ý thơ Võ Văn Hoa

(*): Thơ Nguyễn Bá Trạc

(*): Trích từ ý thơ cổ: “Trước sắc đẹp mọi anh hùng đều bé nhỏ”

28.11. 2008 HỌC TRÒ CỤ TÚ XƯƠNG- Thơ HOÀNG TẤN TRUNG

Học trò cụ Tú Xương

Có thằng bạn làm nghề gõ đầu trẻ

Đa đoan cuộc đời, nặng nợ văn chương

Cả gan đòi bắt tay cụ Tú Xương

Ăn nói bông đùa như chàng Tú Mỡ

Dù đã có ba con một vợ

Tiễn mùa đông hoa xuyên tuyết đã tan băng

Dù thảo nguyên ríu rít Yến, Oanh

Phía thu sang, còn lang thang du tử (*)

Thơ hắn viết mang hơi cụ Tú

Không cầu kỳ nắn nót phô trương

Lời viết ra từ đáy ruột gan

Hỏi: “Thiên hạ mang mang ai người tri kỷ?”(*)

Cũng có lúc hắn xổ giọng trầm thủ thỉ

Khi một mình ngồi với giai nhân

Mắt hắn buồn như bàn bạc ánh trăng

Cũng bé nhỏ như anh hùng trong thiên hạ (*)

Trong thơ hắn có khoảng trời đầy hoa lá

Có tiếng chim ca và ánh sáng mặt trời

Thơ hắn viết mỗi ý mỗi lời

Mang hơi ấm của bờ tre, mái rạ

Cuộc đời hắn như con thuyền ba lá

Mãi bồng bềnh trong cõi thực – hư

Rợp bóng chim câu, không súng nỗ hận thù

Như có lần Hắn đã từng tự bạch:

“Em thì đi ngang còn thơ thì đi dọc

Em và thơ ngang dọc suốt đời tôi!”

Hắn hồn nhiên đi giữa cuộc đời

Xin làm học trò cụ Tú Xương – Tú Mỡ!

Thành Cổ

Mạnh hạ Ất Dậu

Hoàng Tấn Trung

(*): Ý thơ Võ Văn Hoa

(*): Thơ Nguyễn Bá Trạc

(*): Trích từ ý thơ cổ: “Trước sắc đẹp mọi anh hùng đều bé nhỏ”

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2008

30.11. 2008 XUÂN ĐẦY




XUÂN ĐẦY
Nét hoa văn trên ché
không làm đủ mùa xuân
Tiếng sáo lưng trâu
chưa tạo hết âm sắc mùa xuân
Người đẹp mới chỉ là điểm nhấn
Còn nữa chi hỡi bè bạn xa gần?
*
Mùa xuân nghiêng về chúng ta
Ấy là khi thi ca và tình yêu lên tiếng
Ấy là khi bầu trời chim én liệng
Rượu và khúc ru miền nhớ quay về!
Ấy là khi ra phía ngoại thành
Hoa mai vàng rực rỡ
Ngàn lau trắng cùng ta nhịp thở
xuân đầy!
10h 29/11/2008
VÕ VĂN HOA

30.11. 2008 XUÂN ĐẦY




XUÂN ĐẦY
Nét hoa văn trên ché
không làm đủ mùa xuân
Tiếng sáo lưng trâu
chưa tạo hết âm sắc mùa xuân
Người đẹp mới chỉ là điểm nhấn
Còn nữa chi hỡi bè bạn xa gần?
*
Mùa xuân nghiêng về chúng ta
Ấy là khi thi ca và tình yêu lên tiếng
Ấy là khi bầu trời chim én liệng
Rượu và khúc ru miền nhớ quay về!
Ấy là khi ra phía ngoại thành
Hoa mai vàng rực rỡ
Ngàn lau trắng cùng ta nhịp thở
xuân đầy!
10h 29/11/2008
VÕ VĂN HOA

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2008

28.11. 2008 ĐẶC SAN NGHĨA TÌNH QUẢNG TRỊ XUÂN KỶ SỬU

Nguồn: Nhà báo Đăng Bình,Phó Tổng thư ký báo PHÁP LUẬT.

Email: nhabaodangbinh@gmail.com

Nội dung đặc san Nghĩa Tình Quảng Trị xuân Kỷ Sửu

1-4 by you.

Mời bà con đồng hương Quảng Trị đón đọc đặc san Nghĩa Tình Quảng Trị xuân Kỷ Sửu 2009 do CLB Nghĩa Tình Quang Trị phối hợp với XNB Trẻ xuất bản với những bài viết đậm đà tình quê và chất gió Lào , như:

Gió Lào ơi đừng thổi nữa (Nguyễn Đăng Mừng phỏng vấn Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Hữu Phúc về quê hương và tấm lòng của những người con xa xứ);

Quảng Trị - thương hiệu quê hương (Nguyễn Đăng Bình);

Tiếp sức đến trường, gửi gắm tin yêu và kỳ vọng với tương lai (Lê Đức Dục);

Hình ảnh quê hương trong thơ Võ Văn Hoa (Nguyễn Khắc Phước);

Người Quảng Trị ở Khánh Hoà (Nguyễn Ngọc Dũng);

Tản mạn về con trâu (Nguyễn Khắc Phước);

Trĩu nặng tình quê hương (Tạ Nghi Lễ);

Ký giả Quảng Trị ở Sài Gòn (Đinh Bằng);

Ca sĩ Vân Khánh nói gì về quê hương ? (Vĩnh Định);

NSƯT Lê Cung Bắc: Tôi vẫn còn mắc nợ với quê hương (Triệu Phong);

Quảng Trị, nhớ mãi một lần về (LSTS Phan Trung Hoài).

Mỗi một giây phút của cuộc sống phải có kế hoạch (Phương Thảo- Quang Đại);

Bà Hạnh bánh cuốn nóng (Lê Nam Linh);

Chắc chắt, ngọt ngào và cay đắng (Minh Tứ);

Quê tôi ( Lê Thị Gấm);

Khoai lang đất cát (Nguyễn Đặng Mừng);

Mắm thính cá chuồn (Nguyễn Linh Giang);

Ký ức là thức ăn nuôi sống tôi (Mai Hoàng);

Điếu Ngao quê tôi (Hoàng Hữu Lập);

Nhạc sĩ Võ Công Diên và ca khúc “Quê hương tuổi thơ tôi” (Quỳnh Giang);

Thiền Định (Hoàng Phủ Ngọc Tường);

Mảnh đất Cam Lộ và những trang viết của tôi (tuỳ bút của nhà văn Xuân Đức);

Những lá thư trong lòng thành cổ (Hoàng Trung);

Lam Thuỷ quê tôi (Hoàng Nguyên);

Cù Rủ (Nguyễn Linh Giang);

Lời hẹn đầu năm (Lê Bá Lư);

Mơ về cố quận (Lê Bá Lư);

Câu Lãm quê tôi (Thanh Phong);

Tâm sự về quê hương (Trương Quang Hương);

Vũ khí mạnh nhất của phụ nữ chính là nội trợ (Phương Nguyên);

Luật sư Phan Trung Hoài - phản biện không phải là đối lập (Lê Thanh Phong);

Con chèng đéc (Tràm Cà Mau);

Sương nắng Gio Linh (Tuỳ bút của Lê Đức Dục);

về thăm Bà mẹ Gio Linh (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Khôi phục chợ phiên Cam LỘ (Trần Công Thanh);

Mặt trời mùa Xuân (Khuê Việt Trường)…

Đặc san dày 180 trang, khổ 16 x24cm, số lượng in 3.000 cuốn. Đặc san chỉ dùng để biếu bà con đồng hương nhân dịp xuấn Kỷ Sửu 2009, không bán.

Xin chân thành cảm ơn các anh chị đã gửi bài cộng tác cho đặc san Nghĩa tình Quảng Trị.

28.11. 2008 ĐẶC SAN NGHĨA TÌNH QUẢNG TRỊ XUÂN KỶ SỬU

Nguồn: Nhà báo Đăng Bình,Phó Tổng thư ký báo PHÁP LUẬT.

Email: nhabaodangbinh@gmail.com

Nội dung đặc san Nghĩa Tình Quảng Trị xuân Kỷ Sửu

1-4 by you.

Mời bà con đồng hương Quảng Trị đón đọc đặc san Nghĩa Tình Quảng Trị xuân Kỷ Sửu 2009 do CLB Nghĩa Tình Quang Trị phối hợp với XNB Trẻ xuất bản với những bài viết đậm đà tình quê và chất gió Lào , như:

Gió Lào ơi đừng thổi nữa (Nguyễn Đăng Mừng phỏng vấn Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Hữu Phúc về quê hương và tấm lòng của những người con xa xứ);

Quảng Trị - thương hiệu quê hương (Nguyễn Đăng Bình);

Tiếp sức đến trường, gửi gắm tin yêu và kỳ vọng với tương lai (Lê Đức Dục);

Hình ảnh quê hương trong thơ Võ Văn Hoa (Nguyễn Khắc Phước);

Người Quảng Trị ở Khánh Hoà (Nguyễn Ngọc Dũng);

Tản mạn về con trâu (Nguyễn Khắc Phước);

Trĩu nặng tình quê hương (Tạ Nghi Lễ);

Ký giả Quảng Trị ở Sài Gòn (Đinh Bằng);

Ca sĩ Vân Khánh nói gì về quê hương ? (Vĩnh Định);

NSƯT Lê Cung Bắc: Tôi vẫn còn mắc nợ với quê hương (Triệu Phong);

Quảng Trị, nhớ mãi một lần về (LSTS Phan Trung Hoài).

Mỗi một giây phút của cuộc sống phải có kế hoạch (Phương Thảo- Quang Đại);

Bà Hạnh bánh cuốn nóng (Lê Nam Linh);

Chắc chắt, ngọt ngào và cay đắng (Minh Tứ);

Quê tôi ( Lê Thị Gấm);

Khoai lang đất cát (Nguyễn Đặng Mừng);

Mắm thính cá chuồn (Nguyễn Linh Giang);

Ký ức là thức ăn nuôi sống tôi (Mai Hoàng);

Điếu Ngao quê tôi (Hoàng Hữu Lập);

Nhạc sĩ Võ Công Diên và ca khúc “Quê hương tuổi thơ tôi” (Quỳnh Giang);

Thiền Định (Hoàng Phủ Ngọc Tường);

Mảnh đất Cam Lộ và những trang viết của tôi (tuỳ bút của nhà văn Xuân Đức);

Những lá thư trong lòng thành cổ (Hoàng Trung);

Lam Thuỷ quê tôi (Hoàng Nguyên);

Cù Rủ (Nguyễn Linh Giang);

Lời hẹn đầu năm (Lê Bá Lư);

Mơ về cố quận (Lê Bá Lư);

Câu Lãm quê tôi (Thanh Phong);

Tâm sự về quê hương (Trương Quang Hương);

Vũ khí mạnh nhất của phụ nữ chính là nội trợ (Phương Nguyên);

Luật sư Phan Trung Hoài - phản biện không phải là đối lập (Lê Thanh Phong);

Con chèng đéc (Tràm Cà Mau);

Sương nắng Gio Linh (Tuỳ bút của Lê Đức Dục);

về thăm Bà mẹ Gio Linh (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Khôi phục chợ phiên Cam LỘ (Trần Công Thanh);

Mặt trời mùa Xuân (Khuê Việt Trường)…

Đặc san dày 180 trang, khổ 16 x24cm, số lượng in 3.000 cuốn. Đặc san chỉ dùng để biếu bà con đồng hương nhân dịp xuấn Kỷ Sửu 2009, không bán.

Xin chân thành cảm ơn các anh chị đã gửi bài cộng tác cho đặc san Nghĩa tình Quảng Trị.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008

27.11. 2008 TÔI ĐẾN LÀNG AN THƠ

TÔI ĐẾN LÀNG AN THƠ

Cột mốc làng

Rêu phủ thời gian!

Có phải nét bút của ông Nghè Hoan, Nghè Tư thủa trước*?

*

Tôi đứng trước nhà thờ họ Nguyễn Đức**

Di tích văn hoá của quê hương

Một sớm mù sương

Những cháu con hướng về nguồn cội

Khăn đóng áo dài...

*

Dòng sông Ô Lâu

Buông neo những đêm thơ thức trắng

Một góc Quảng Trị cuối trời

Một góc Thừa Thiên xa vắng

Tôi đi tìm An Thơ!

27.11.2008

VÕ VĂN HOA

*:Nguyễn Đức Hoan, Nguyễn Đức Tư đỗ Tiễn sĩ triều Nguyễn, người làng An Thơ, bia đá được khắc ở Văn Thánh , Huế.

**: Nhà thờ họ Nguyễn Đức: Được công nhận di tích văn hoá cấp Tỉnh.

27.11. 2008 TÔI ĐẾN LÀNG AN THƠ

TÔI ĐẾN LÀNG AN THƠ

Cột mốc làng

Rêu phủ thời gian!

Có phải nét bút của ông Nghè Hoan, Nghè Tư thủa trước*?

*

Tôi đứng trước nhà thờ họ Nguyễn Đức**

Di tích văn hoá của quê hương

Một sớm mù sương

Những cháu con hướng về nguồn cội

Khăn đóng áo dài...

*

Dòng sông Ô Lâu

Buông neo những đêm thơ thức trắng

Một góc Quảng Trị cuối trời

Một góc Thừa Thiên xa vắng

Tôi đi tìm An Thơ!

27.11.2008

VÕ VĂN HOA

*:Nguyễn Đức Hoan, Nguyễn Đức Tư đỗ Tiễn sĩ triều Nguyễn, người làng An Thơ, bia đá được khắc ở Văn Thánh , Huế.

**: Nhà thờ họ Nguyễn Đức: Được công nhận di tích văn hoá cấp Tỉnh.

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2008

25.11. 2008 BÊN CHÂN SÓNG HẢI AN

BÊN CHÂN SÓNG HẢI AN

Ta ngồi bên chân sóng

Nhìn biển trời mây bay

Hoa li vàng Mỹ Thuỷ

Dát ngọc bàn tay này!

*

Ta về phía Tân An

Sương muối mờ nhân gian

Thuận Đầu ai mong đợi

Sóng xô nước ngập tràn?

*

Hải An mùa đông giá

Nối cầu đến xuân sang!

VÕ VĂN HOA

25.11. 2008 BÊN CHÂN SÓNG HẢI AN

BÊN CHÂN SÓNG HẢI AN

Ta ngồi bên chân sóng

Nhìn biển trời mây bay

Hoa li vàng Mỹ Thuỷ

Dát ngọc bàn tay này!

*

Ta về phía Tân An

Sương muối mờ nhân gian

Thuận Đầu ai mong đợi

Sóng xô nước ngập tràn?

*

Hải An mùa đông giá

Nối cầu đến xuân sang!

VÕ VĂN HOA

24.11. 2008 TRANG THƠ BẠN BÈ-ƠN LẮM TÌNH QUÊ- ĐĂNG SINH QUANG

ƠN LẮM TÌNH QUÊ


Đăng Sinh Quang


Quê ơi con nhớ lắm mà
Thủa thời thơ ấu trôi qua mất rồi
Ngày ngày kẽo kẹt đưa nôi
Ru em cho mẹ tối trời đồng xa
*
Quê ơi ơn lắm mẹ cha
Đêm đông cất rớ cho ta ăn ngày
Dạy ta lòng dạ thẳngngay
Vượt lên gian khó, đắm say cuộc đời
*
Quê ơi nơi ấy góc trời
Tháng ngày không ngớt vợi vời trong con!

Đăng Sinh Quang


(Lam Thuỷ, Hải Vĩnh)


24.11. 2008 TRANG THƠ BẠN BÈ-ƠN LẮM TÌNH QUÊ- ĐĂNG SINH QUANG

ƠN LẮM TÌNH QUÊ


Đăng Sinh Quang


Quê ơi con nhớ lắm mà
Thủa thời thơ ấu trôi qua mất rồi
Ngày ngày kẽo kẹt đưa nôi
Ru em cho mẹ tối trời đồng xa
*
Quê ơi ơn lắm mẹ cha
Đêm đông cất rớ cho ta ăn ngày
Dạy ta lòng dạ thẳngngay
Vượt lên gian khó, đắm say cuộc đời
*
Quê ơi nơi ấy góc trời
Tháng ngày không ngớt vợi vời trong con!

Đăng Sinh Quang


(Lam Thuỷ, Hải Vĩnh)


Thứ Năm, 20 tháng 11, 2008

22.11.2008 ÚT ƠI!

ÚT ƠI!

Anh thắp Út nén nhang
Nhớ cái ngày thơ bé
Cái đêm Út xa mẹ
Thương nhớ đến ngàn đời!
Ngày giỗ Út VÕ VĂN LIÊU
25.Mười.Mậu tý

Bào huynh VÕ VĂN HOA

22.11.2008 ÚT ƠI!

ÚT ƠI!

Anh thắp Út nén nhang
Nhớ cái ngày thơ bé
Cái đêm Út xa mẹ
Thương nhớ đến ngàn đời!
Ngày giỗ Út VÕ VĂN LIÊU
25.Mười.Mậu tý

Bào huynh VÕ VĂN HOA

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2008

21.11.2008 NGÀN NĂM MỘT CHỮ TÌNH

NGÀN NĂM MỘT CHỮ TÌNH

Trực tiếp và trực tuyến
Cảm ơn bạn chúc mình
Đề trên Tri Âm Các
Ngàn năm một chữ tình!
21.11.2008

VÕ VĂN HOA

21.11.2008 NGÀN NĂM MỘT CHỮ TÌNH

NGÀN NĂM MỘT CHỮ TÌNH

Trực tiếp và trực tuyến
Cảm ơn bạn chúc mình
Đề trên Tri Âm Các
Ngàn năm một chữ tình!
21.11.2008

VÕ VĂN HOA

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2008

20.11, 2008

Hoa Chúc Mừng -HCM-27

MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11

20.11, 2008

Hoa Chúc Mừng -HCM-27

MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11

19.11. 2008 HAPPY TEACHER' DAY

Ảnh Hoa Hồng - Tập 1 (Ảnh số 1)

HAPPY TEACHER' DAY

Ngày mai - ngày Nhà giáo

Chúc đồng nghiệp gần xa

Cầm bút và cầm phấn

Chữ TÂM không nhạt nhòa!

VÕ VĂN HOA

19.11. 2008 HAPPY TEACHER' DAY

Ảnh Hoa Hồng - Tập 1 (Ảnh số 1)

HAPPY TEACHER' DAY

Ngày mai - ngày Nhà giáo

Chúc đồng nghiệp gần xa

Cầm bút và cầm phấn

Chữ TÂM không nhạt nhòa!

VÕ VĂN HOA

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2008

17.11.2008 ĐÀN BÀ HỘI YÊN


ĐÀN BÀ HỘI YÊN

*”Nắng Đông Hà, đàn bà Hội Yên” ( Ca dao)

Nghe phụ nữ Hội Yên ghê lắm

Chẳng thua gì sư tử Hà Đông!

Tôi bươn chải ghé về cho biết

Hoá ra là sắc sắc không không!

*

Gặp cô giáo dạy văn chính gốc

Em lớn lên có thấy chi mô

Mẹ em dạy: Tam tòng, tứ đức

Câu ca xưa hơi quá hồ đồ

*

Nhà bạn tôi ở phố Đông Hà

Duyên phận thế nào lấy vợ xa

Có lần chất vấn: - Sao ông bạn ?

- Vợ Hội Yên nóng nảy đâu mà!

*

Cái nắng Đông Hà ai cũng biết

Gió Tây Nam dội lửa đêm ngày

Con gái Hội Yên mới chừng nghe nói

Có bao giờ muối mặn gừng cay?

Hội Yên, chiều 17 – 11 – 2008

Võ Văn Hoa


17.11.2008 ĐÀN BÀ HỘI YÊN


ĐÀN BÀ HỘI YÊN

*”Nắng Đông Hà, đàn bà Hội Yên” ( Ca dao)

Nghe phụ nữ Hội Yên ghê lắm

Chẳng thua gì sư tử Hà Đông!

Tôi bươn chải ghé về cho biết

Hoá ra là sắc sắc không không!

*

Gặp cô giáo dạy văn chính gốc

Em lớn lên có thấy chi mô

Mẹ em dạy: Tam tòng, tứ đức

Câu ca xưa hơi quá hồ đồ

*

Nhà bạn tôi ở phố Đông Hà

Duyên phận thế nào lấy vợ xa

Có lần chất vấn: - Sao ông bạn ?

- Vợ Hội Yên nóng nảy đâu mà!

*

Cái nắng Đông Hà ai cũng biết

Gió Tây Nam dội lửa đêm ngày

Con gái Hội Yên mới chừng nghe nói

Có bao giờ muối mặn gừng cay?

Hội Yên, chiều 17 – 11 – 2008

Võ Văn Hoa


Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2008

17.11.2008 NHỮNG CON ĐƯỜNG NHƯ ĐI TRONG MƠ

Những con đường
như đi trong mơ

VÕ VĂN LUYẾN

Một chiếc cầu bê tông thay cho con đò hà bám rêu phủ hay mấy nhịp ván mục dãi nắng dầm mưa, một mái nhà tranh vách đất xiêu vẹo phơi nỗi cay cực ngàn năm nhường chỗ cho nhà rường ngói lợp hay tường xây mái bằng đã là sự thay đổi diệu kỳ những cuộc đời lam lũ của người dân quê tôi. Mấy ai một đời không ra khỏi rặng tre làng dám mơ một con đường đất (nói chi đến đường nhựa) nâng đỡ đôi bàn chân đi về trên dặm trường cát bỏng?

Thế mà có một ngày chính tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng trước ngã ba, ngã tư còn bốc mùi nhựa đường lấp loáng trong cái nắng ửng bất chợt vãn niên Mậu Tý, lại hình dung những nét thảo mực tàu mở những cung khuyên lên cuốn sách sâu dày của cát. Chẳng phải xa xôi bên Mỹ bên Tàu, chuyện mở đường qua dải "Trường Sơn cát trắng" ngược xuôi làng quê phong nẫm bên vỉa "vàng trắng" dồi dào khát chờ công nghệ silicat như Hải Lăng quê tôi tự nó mang màu sắc huyền thoại. Nhưng huyền thoại ấy đã có chiếc chìa khoá vàng mở ra sự thật của bí ẩn. Bí ẩn của nó xin phép được kể sau.

Bây giờ thì tôi đang trong tâm trạng mơn man như trong ngọn lửa nắng hun đốt da người bắt gặp cơn gió nồm - cơn gió mà người quê tôi hay gọi là GIÓ ĐÀN BÀ. Có lẽ do cái mát lành, xoa dịu, ru vỗ hồn người chăng? Đường về quê có đến mấy nẻo. Nhưng nẻo nhớ gắn với bao kỷ niệm tuổi hoa niên vui buồn, kể cả sợ hãi nữa lại phải tìm về nguyên khởi những câu chuyện đẫm chất truyền kỳ. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy mình mãn nguyện với "con ngựa sắt" lao đi với tốc độ nước đại trên cái vạch đen to tướng chỉ hướng giữa mênh mông bốn bề những cát và cát. Thì ít ra cũng từ giã bước thụt bước lùi mà tiền nhân từng than thở khi vượt truông dài bãi rộng giữa nắng nôi bỏng rát chỉ với một cái mo nang tre ngà hay mo cau đã trở nên tiện ích. Nghĩ mà thương cho cụ Cao Chu Thần gập ghềnh đường quan, lô xô đường trần khi qua cái ải mù sa mù sương này đã phải ngước mắt nhìn trời mà thốt lên: Bãi cát dài, bãi cát dài. Đường thì mù mịt. Biết tính sao đây? Người qua đường mới thấy đã kinh hãi, huống chi một đời sống chết với nó. Thế mới biết "cây xương rồng biết đi" bất tử có thua gì anh chàng Đông Ki sốt quần nhau với cối xay gió trong thế giới tưởng tượng của Xéc van téc!

Những ai sinh ra và lớn lên trên cát mới thấy mọi cố gắng tạo ra con đường bằng bàn chân của mình không khác chi làm cái công việc của dã tràng. Cát trôi, cát bay, cát chảy, cát nhảy, cát lấp suốt mùa nắng gió mưa bão, sẵn sàng đắp chiếu lên sự sống một màu trắng rợn người. Ngay cả người về yên giấc ngàn thu dưới đất kia cũng chưa hết mang vạ. Tuổi thơ tôi gắn với lưng trâu và trang sách, từng kinh hãi trước những cơn bão cát mù trời. Những nấm mộ như vành trăng ngời ngợi nhô lên giữa bát ngát tràm chổi thoắt ẩn thoắt hiện chỉ sau một đêm, cứ như thiên nhiên cũng có phép biến hình. Ông Lỗ Tấn, nhà văn hoá hàng đầu của Trung Hoa thời hiện đại nói đại ý rằng, mặt đất không có đường, đường hình thành do con người ta đi lại nhiều lần tạo ra mà thôi. Tất nhiên, câu phát ngôn với hàm nghĩa khác. Không đến nỗi ngớ ngẩn xét lại câu nói của cụ Lỗ nhưng với người dân xứ cát thì tường minh theo kiểu tạo lối mòn đường đi trên cát dường xa thực tế. Đi lại trên biển cát mênh mông trắng xoá một màu này không cứ gì trẻ con mà người lớn vẫn lạc lối như thường, nhất là mỗi sáng tinh mơ cát trắng sương trắng bao phủ hay buổi chiều lúc chạng vạng chỉ thấy hai màu đen trắng. Lần theo dấu chân người đi trước bằng lối mòn những khi trời đất trái tính trái nết là điều không thể, bởi chỉ cần chú mục vào bàn chân người vừa mới nhấc lên gió/mưa đã đem cát xoá dấu đi rồi.

Ngày còn sống, cha tôi hết lượt dắt các anh đến lượt tôi đi học và phải vượt quá nửa dặm đường đến trường đến khi nào nhận ra cái độông cát được đắp cao vượt quá đầu người làm điểm định hướng được trồng cây xương rồng, dứa dại mới yên tâm quay về vì sợ chúng tôi đi lạc. Cái độông cao ngất xa trông giống chú Dê ngước cao cổ nhìn trời kia người ta gọi là "Độông con Dê". Người dắt chúng tôi đi học như thế hết năm này sang tháng khác, ngày nắng ngày mưa, suốt thời đi học.
Hồi còn nhỏ ngồi hóng chuyện người lớn kể về chuyện ma dẫn đi lạc. Đi trong trạng thái miên man hồn xiêu phách lạc suốt đêm quanh quẩn giữa mù mịt bốn bề cát trắng không có lối ra. Có người kiên gan nghĩ ra cách tự trấn an bằng cách lấy nước tiểu hắt lên đầu để ma thấy dơ bỏ đi không xui quấy nữa. Thực hư thế nào thì tôi chưa tỏ nhưng thuở ấy đi về một mình trên cát, nhất là buổi chạng vạng thấy rờn rợn như có bóng ma chập chờn vây bủa. Ngày cha tôi mất, trận đại hồng thuỷ cuối cùng của thế kỷ hai mươi mang ông đi sang thế giới bên kia làm chúng tôi chưa hết bàng hoàng, cũng là ngày anh tôi trong cơn hốt hoảng vội vã lao ra khỏi nhà trong màn mưa xối xả, bốn bề lũ ngập. Lay hoay rẽ tránh những khe sâu nước xiết mãi từ sáng đến xế trưa lại quay về điểm xuất phát giữa thanh thiên bạch nhật. Mới hay con nước cũng là kẻ dẫn độ những bước chân đi lạc chứ không phải do lực lượng siêu nhiên, thần bí nào cả. Kể chuyện xưa và chuyện bây giờ để thấy những con - đường - xuân trên cái tiểu sa mạc hình chữ nhất này mở ra bao nhiêu niềm vui, bao nhiêu tình yêu bắc cầu cho hạnh phúc đơm hoa kết trái. Những con đường ấy còn hoá giải được nguyện ước thành kính bằng tấm lòng trầm hương thơm thảo đối với người đã khuất vốn âm dương cách biệt trở nên gần gũi. Đó là những lần về quê, tôi không quên xuống xe đến bên mộ tổ tiên ông bà gần trong gang tấc thắp mấy nén hương tưởng nhớ.

Và tự nhiên tôi chợt nghĩ, mơ ước có được những hàng cây cổ thụ toả bóng bên đường trên miền cát nghèo chất sinh dưỡng này là điều khó có thể, hoặc giả nếu có cũng phải tốn bao công sức, tiền của đầu tư vào đó. Nhưng để có được con đường hoa trên những nẻo đi về bằng việc trồng những cụm xương rồng xen với cây bông trang dại, cây cỏ dừa chịu hạn, chịu nóng bốn mùa cho hoa (trắng, đỏ, hồng) như ở thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An lại nằm trong tầm tay. Biết đâu việc nhỏ như sợi chỉ kia làm nên đường nét khả ái của một vùng quê gió Lào cát trắng!

0giờ,15/11/2008
VÕ VĂN LUYẾN

17.11.2008 NHỮNG CON ĐƯỜNG NHƯ ĐI TRONG MƠ

Những con đường
như đi trong mơ

VÕ VĂN LUYẾN

Một chiếc cầu bê tông thay cho con đò hà bám rêu phủ hay mấy nhịp ván mục dãi nắng dầm mưa, một mái nhà tranh vách đất xiêu vẹo phơi nỗi cay cực ngàn năm nhường chỗ cho nhà rường ngói lợp hay tường xây mái bằng đã là sự thay đổi diệu kỳ những cuộc đời lam lũ của người dân quê tôi. Mấy ai một đời không ra khỏi rặng tre làng dám mơ một con đường đất (nói chi đến đường nhựa) nâng đỡ đôi bàn chân đi về trên dặm trường cát bỏng?

Thế mà có một ngày chính tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng trước ngã ba, ngã tư còn bốc mùi nhựa đường lấp loáng trong cái nắng ửng bất chợt vãn niên Mậu Tý, lại hình dung những nét thảo mực tàu mở những cung khuyên lên cuốn sách sâu dày của cát. Chẳng phải xa xôi bên Mỹ bên Tàu, chuyện mở đường qua dải "Trường Sơn cát trắng" ngược xuôi làng quê phong nẫm bên vỉa "vàng trắng" dồi dào khát chờ công nghệ silicat như Hải Lăng quê tôi tự nó mang màu sắc huyền thoại. Nhưng huyền thoại ấy đã có chiếc chìa khoá vàng mở ra sự thật của bí ẩn. Bí ẩn của nó xin phép được kể sau.

Bây giờ thì tôi đang trong tâm trạng mơn man như trong ngọn lửa nắng hun đốt da người bắt gặp cơn gió nồm - cơn gió mà người quê tôi hay gọi là GIÓ ĐÀN BÀ. Có lẽ do cái mát lành, xoa dịu, ru vỗ hồn người chăng? Đường về quê có đến mấy nẻo. Nhưng nẻo nhớ gắn với bao kỷ niệm tuổi hoa niên vui buồn, kể cả sợ hãi nữa lại phải tìm về nguyên khởi những câu chuyện đẫm chất truyền kỳ. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy mình mãn nguyện với "con ngựa sắt" lao đi với tốc độ nước đại trên cái vạch đen to tướng chỉ hướng giữa mênh mông bốn bề những cát và cát. Thì ít ra cũng từ giã bước thụt bước lùi mà tiền nhân từng than thở khi vượt truông dài bãi rộng giữa nắng nôi bỏng rát chỉ với một cái mo nang tre ngà hay mo cau đã trở nên tiện ích. Nghĩ mà thương cho cụ Cao Chu Thần gập ghềnh đường quan, lô xô đường trần khi qua cái ải mù sa mù sương này đã phải ngước mắt nhìn trời mà thốt lên: Bãi cát dài, bãi cát dài. Đường thì mù mịt. Biết tính sao đây? Người qua đường mới thấy đã kinh hãi, huống chi một đời sống chết với nó. Thế mới biết "cây xương rồng biết đi" bất tử có thua gì anh chàng Đông Ki sốt quần nhau với cối xay gió trong thế giới tưởng tượng của Xéc van téc!

Những ai sinh ra và lớn lên trên cát mới thấy mọi cố gắng tạo ra con đường bằng bàn chân của mình không khác chi làm cái công việc của dã tràng. Cát trôi, cát bay, cát chảy, cát nhảy, cát lấp suốt mùa nắng gió mưa bão, sẵn sàng đắp chiếu lên sự sống một màu trắng rợn người. Ngay cả người về yên giấc ngàn thu dưới đất kia cũng chưa hết mang vạ. Tuổi thơ tôi gắn với lưng trâu và trang sách, từng kinh hãi trước những cơn bão cát mù trời. Những nấm mộ như vành trăng ngời ngợi nhô lên giữa bát ngát tràm chổi thoắt ẩn thoắt hiện chỉ sau một đêm, cứ như thiên nhiên cũng có phép biến hình. Ông Lỗ Tấn, nhà văn hoá hàng đầu của Trung Hoa thời hiện đại nói đại ý rằng, mặt đất không có đường, đường hình thành do con người ta đi lại nhiều lần tạo ra mà thôi. Tất nhiên, câu phát ngôn với hàm nghĩa khác. Không đến nỗi ngớ ngẩn xét lại câu nói của cụ Lỗ nhưng với người dân xứ cát thì tường minh theo kiểu tạo lối mòn đường đi trên cát dường xa thực tế. Đi lại trên biển cát mênh mông trắng xoá một màu này không cứ gì trẻ con mà người lớn vẫn lạc lối như thường, nhất là mỗi sáng tinh mơ cát trắng sương trắng bao phủ hay buổi chiều lúc chạng vạng chỉ thấy hai màu đen trắng. Lần theo dấu chân người đi trước bằng lối mòn những khi trời đất trái tính trái nết là điều không thể, bởi chỉ cần chú mục vào bàn chân người vừa mới nhấc lên gió/mưa đã đem cát xoá dấu đi rồi.

Ngày còn sống, cha tôi hết lượt dắt các anh đến lượt tôi đi học và phải vượt quá nửa dặm đường đến trường đến khi nào nhận ra cái độông cát được đắp cao vượt quá đầu người làm điểm định hướng được trồng cây xương rồng, dứa dại mới yên tâm quay về vì sợ chúng tôi đi lạc. Cái độông cao ngất xa trông giống chú Dê ngước cao cổ nhìn trời kia người ta gọi là "Độông con Dê". Người dắt chúng tôi đi học như thế hết năm này sang tháng khác, ngày nắng ngày mưa, suốt thời đi học.
Hồi còn nhỏ ngồi hóng chuyện người lớn kể về chuyện ma dẫn đi lạc. Đi trong trạng thái miên man hồn xiêu phách lạc suốt đêm quanh quẩn giữa mù mịt bốn bề cát trắng không có lối ra. Có người kiên gan nghĩ ra cách tự trấn an bằng cách lấy nước tiểu hắt lên đầu để ma thấy dơ bỏ đi không xui quấy nữa. Thực hư thế nào thì tôi chưa tỏ nhưng thuở ấy đi về một mình trên cát, nhất là buổi chạng vạng thấy rờn rợn như có bóng ma chập chờn vây bủa. Ngày cha tôi mất, trận đại hồng thuỷ cuối cùng của thế kỷ hai mươi mang ông đi sang thế giới bên kia làm chúng tôi chưa hết bàng hoàng, cũng là ngày anh tôi trong cơn hốt hoảng vội vã lao ra khỏi nhà trong màn mưa xối xả, bốn bề lũ ngập. Lay hoay rẽ tránh những khe sâu nước xiết mãi từ sáng đến xế trưa lại quay về điểm xuất phát giữa thanh thiên bạch nhật. Mới hay con nước cũng là kẻ dẫn độ những bước chân đi lạc chứ không phải do lực lượng siêu nhiên, thần bí nào cả. Kể chuyện xưa và chuyện bây giờ để thấy những con - đường - xuân trên cái tiểu sa mạc hình chữ nhất này mở ra bao nhiêu niềm vui, bao nhiêu tình yêu bắc cầu cho hạnh phúc đơm hoa kết trái. Những con đường ấy còn hoá giải được nguyện ước thành kính bằng tấm lòng trầm hương thơm thảo đối với người đã khuất vốn âm dương cách biệt trở nên gần gũi. Đó là những lần về quê, tôi không quên xuống xe đến bên mộ tổ tiên ông bà gần trong gang tấc thắp mấy nén hương tưởng nhớ.

Và tự nhiên tôi chợt nghĩ, mơ ước có được những hàng cây cổ thụ toả bóng bên đường trên miền cát nghèo chất sinh dưỡng này là điều khó có thể, hoặc giả nếu có cũng phải tốn bao công sức, tiền của đầu tư vào đó. Nhưng để có được con đường hoa trên những nẻo đi về bằng việc trồng những cụm xương rồng xen với cây bông trang dại, cây cỏ dừa chịu hạn, chịu nóng bốn mùa cho hoa (trắng, đỏ, hồng) như ở thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An lại nằm trong tầm tay. Biết đâu việc nhỏ như sợi chỉ kia làm nên đường nét khả ái của một vùng quê gió Lào cát trắng!

0giờ,15/11/2008
VÕ VĂN LUYẾN

17.11. 2008 LẠI THÊM NGÀY NỮA DẦN TRÔI

LẠI THÊM NGÀY NỮA DẦN TRÔI
Lại thêm ngày nưã dần trôi
Ta qua Thị xã nắng nôi cuối ngày
Ngày vui gặp bạn men say
Tuôn dòng ký ức bay bay tình đời...
VÕ VĂN HOA

17.11. 2008 LẠI THÊM NGÀY NỮA DẦN TRÔI

LẠI THÊM NGÀY NỮA DẦN TRÔI
Lại thêm ngày nưã dần trôi
Ta qua Thị xã nắng nôi cuối ngày
Ngày vui gặp bạn men say
Tuôn dòng ký ức bay bay tình đời...
VÕ VĂN HOA

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2008

15.11.2008 GIA BẢO

GIA BẢO

Thương yêu tặng các con

Hoàng Yến, Hoàng Phương, Nhật Khánh

Những lời dạy ông cha

Thành văn hoặc bất thành văn

Những lời ru của mẹ

Con lớn thành người

Gia bảo!

*

Những bằng cấp các con đạt được

Ngay cả tờ giấy khen...

Ba cẩn trọng cất giữ

Gia bảo!

*

Những trang văn, trang thơ

Của ba, của chú...

Những bản thảo ngày xưa

Những tờ báo, tạp chí theo dòng thời gian đã ố vàng

Có bóng hình ba...

Gia bảo!

*

Thời công nghệ thông tin ba lưu giữ nhiều điều

Không sợ hacker virut

Không sợ mối mọt, lửa binh

Gia bảo muôn đời!

Nhưng không có nghĩa là ta đốt sạch

Những năm tuổi thơ

Ba gặp Cố nội qua di cảo

Trân quý dường nào

gia bảo đó con

*

Đời người chết sống ai biết được!

Ba nói với các con

Lầu son gác tía có thể làm ra

Tiền bạc có thể dôi ra

Nhưng không là gia bảo!

*

Hãy vươn lên đường tương lai rộng mở

Nếp nhà

- gia bảo

- đó con...

TRI ÂM CÁC, 2h39 ngày 15.11.2008

VÕ VĂN HOA

Gia bảo!

15.11.2008 GIA BẢO

GIA BẢO

Thương yêu tặng các con

Hoàng Yến, Hoàng Phương, Nhật Khánh

Những lời dạy ông cha

Thành văn hoặc bất thành văn

Những lời ru của mẹ

Con lớn thành người

Gia bảo!

*

Những bằng cấp các con đạt được

Ngay cả tờ giấy khen...

Ba cẩn trọng cất giữ

Gia bảo!

*

Những trang văn, trang thơ

Của ba, của chú...

Những bản thảo ngày xưa

Những tờ báo, tạp chí theo dòng thời gian đã ố vàng

Có bóng hình ba...

Gia bảo!

*

Thời công nghệ thông tin ba lưu giữ nhiều điều

Không sợ hacker virut

Không sợ mối mọt, lửa binh

Gia bảo muôn đời!

Nhưng không có nghĩa là ta đốt sạch

Những năm tuổi thơ

Ba gặp Cố nội qua di cảo

Trân quý dường nào

gia bảo đó con

*

Đời người chết sống ai biết được!

Ba nói với các con

Lầu son gác tía có thể làm ra

Tiền bạc có thể dôi ra

Nhưng không là gia bảo!

*

Hãy vươn lên đường tương lai rộng mở

Nếp nhà

- gia bảo

- đó con...

TRI ÂM CÁC, 2h39 ngày 15.11.2008

VÕ VĂN HOA

Gia bảo!

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2008

14.11. 2008 TRANG THƠ BÈ BẠN- HỒ SĨ BÌNH


HỒ SĨ BÌNH

Quê: Võ Thuận, Triệu Phong, Quảng Trị.

Tốt nghiệp ĐHSP Văn 1976.

Hiện là Phóng viên Báo Nhân đạo.

Thường trú tại TP Đà Nẵng.

Thành Cổ,em và mưa

Em về thành cổ mưa bay

Mười năm mưa ấy bay hoài trong tôi

Mưa quen mưa lạ bồi hồi

Mưa từ thiên cổ rối bời vong thân

Phải đâu là chuyện ái ân

Còn tôi, người lỡ chuyến tàu, từ khi

Bỏ trăng đuối mộng xuân thì

Người đi áo mỏng thành trì dấu xưa

Bên trời bóng cũ đong đưa

Tôi về ngồi lại nhặt thưa tiếng cầm

Mềm môi trên bến thu vàng

Nghe trong lau lách ngoài ngàn dặm xa

Em về qua mấy đường hoa

Cho tôi cảm tạ quê nhà ngày mưa



BAY ĐI THỜI ẢO MỘNG

ANH CHƯA DẮT EM QUA NHỮNG CON ĐƯỜNG

NHỮNG VÌ SAO CHƯA ĐỢI TA VỀ

NGÕ HOA CÒN VẮNG BÓNG NGƯỜI

RÊU CŨ MUÔN ĐỜI HOANG HOẢI

CẢ NHỮNG LỜI ÂN ÁI

MỘT LẦN CẦM TAY

NHỮNG KHOẢNG TRỐNG HỤT HƠI.

DƯ ÂM CÒN ĐỒNG VỌNG

ĐUỔI HÌNH BẮT BÓNG

KHÔNG PHẢI TRÒ CHƠI

LÀ TIẾNG KHÓC NỤ CƯỜI

ĐĂM ĐẮM MỘT THỜI ẢO MỘNG

ĐÃ BỎ LẠI BÊN KIA, GẠCH ĐÁ TRƯỜNG THÀNH

TRÁI TIM DỊU DÀNG TỰ TRÓI MÌNH ĐÀY ĐỌA

CÁNH CHIM BAY ĐI

BÊN TRỜI NGỒI NHỚ NGẨN NGƠ

CHƯA MỘT LẦN QUA SÔNG ĐÃ LỖI HẸN HÒ

SAU THÁNG NĂM

KHÔNG CẦN THIẾT NHỮNG LỜI AN ỦI

NHỮNG UẨN KHÚC MỀM LÒNG BÊN BỒI BÊN LỠ

VUÔT VE SẼ LÀM ĐAU DA THỊT

RA ĐI KHÔNG CẦN NGOÁI LẠI

HÃY ĐỂ KHOẢNG LẶNG IM BẬT LÊN THÀNH TIẾNG HÁT

THÀNH GIÔNG BÃO

GIỮA HƯ KHÔNG

HỒ SĨ BÌNH


14.11. 2008 TRANG THƠ BÈ BẠN- HỒ SĨ BÌNH


HỒ SĨ BÌNH

Quê: Võ Thuận, Triệu Phong, Quảng Trị.

Tốt nghiệp ĐHSP Văn 1976.

Hiện là Phóng viên Báo Nhân đạo.

Thường trú tại TP Đà Nẵng.

Thành Cổ,em và mưa

Em về thành cổ mưa bay

Mười năm mưa ấy bay hoài trong tôi

Mưa quen mưa lạ bồi hồi

Mưa từ thiên cổ rối bời vong thân

Phải đâu là chuyện ái ân

Còn tôi, người lỡ chuyến tàu, từ khi

Bỏ trăng đuối mộng xuân thì

Người đi áo mỏng thành trì dấu xưa

Bên trời bóng cũ đong đưa

Tôi về ngồi lại nhặt thưa tiếng cầm

Mềm môi trên bến thu vàng

Nghe trong lau lách ngoài ngàn dặm xa

Em về qua mấy đường hoa

Cho tôi cảm tạ quê nhà ngày mưa



BAY ĐI THỜI ẢO MỘNG

ANH CHƯA DẮT EM QUA NHỮNG CON ĐƯỜNG

NHỮNG VÌ SAO CHƯA ĐỢI TA VỀ

NGÕ HOA CÒN VẮNG BÓNG NGƯỜI

RÊU CŨ MUÔN ĐỜI HOANG HOẢI

CẢ NHỮNG LỜI ÂN ÁI

MỘT LẦN CẦM TAY

NHỮNG KHOẢNG TRỐNG HỤT HƠI.

DƯ ÂM CÒN ĐỒNG VỌNG

ĐUỔI HÌNH BẮT BÓNG

KHÔNG PHẢI TRÒ CHƠI

LÀ TIẾNG KHÓC NỤ CƯỜI

ĐĂM ĐẮM MỘT THỜI ẢO MỘNG

ĐÃ BỎ LẠI BÊN KIA, GẠCH ĐÁ TRƯỜNG THÀNH

TRÁI TIM DỊU DÀNG TỰ TRÓI MÌNH ĐÀY ĐỌA

CÁNH CHIM BAY ĐI

BÊN TRỜI NGỒI NHỚ NGẨN NGƠ

CHƯA MỘT LẦN QUA SÔNG ĐÃ LỖI HẸN HÒ

SAU THÁNG NĂM

KHÔNG CẦN THIẾT NHỮNG LỜI AN ỦI

NHỮNG UẨN KHÚC MỀM LÒNG BÊN BỒI BÊN LỠ

VUÔT VE SẼ LÀM ĐAU DA THỊT

RA ĐI KHÔNG CẦN NGOÁI LẠI

HÃY ĐỂ KHOẢNG LẶNG IM BẬT LÊN THÀNH TIẾNG HÁT

THÀNH GIÔNG BÃO

GIỮA HƯ KHÔNG

HỒ SĨ BÌNH


Thứ Tư, 12 tháng 11, 2008

14.11.2008 HÔM QUA VỀ HẢI VĨNH

HÔM QUA VỀ HẢI VĨNH

Hôm qua về Hải Vĩnh

Ta ngồi bên bến sông

Nhâm nhi cùng Minh Tuấn

Nghe gió nội hương đồng

*

Gặp trường xưa bạn cũ

Chuyện nở như ngô rang

Thằng bạn giỏi chữ Hán

Nhịp cầu ai bắc sang

*

Sông dập dềnh lục bình

Hương bùn nâu ngai ngái

Chưa vào mùa cấy hái

Đêm rộng đến vô cùng

*

Hôm qua về Hải Vĩnh

Thơ cất cánh men đời!

Sáng 14.11.2008

VÕ VĂN HOA

14.11.2008 HÔM QUA VỀ HẢI VĨNH

HÔM QUA VỀ HẢI VĨNH

Hôm qua về Hải Vĩnh

Ta ngồi bên bến sông

Nhâm nhi cùng Minh Tuấn

Nghe gió nội hương đồng

*

Gặp trường xưa bạn cũ

Chuyện nở như ngô rang

Thằng bạn giỏi chữ Hán

Nhịp cầu ai bắc sang

*

Sông dập dềnh lục bình

Hương bùn nâu ngai ngái

Chưa vào mùa cấy hái

Đêm rộng đến vô cùng

*

Hôm qua về Hải Vĩnh

Thơ cất cánh men đời!

Sáng 14.11.2008

VÕ VĂN HOA

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2008

13.11. 2008 HOA DÃ THẢO

HOA DÃ THẢO

Lâu rồi ba chơi cây cảnh

Khôn nguôi cỏ nội hương đồng

Ông bà tấc lòng canh cánh

Đồng làng đất ải nắng nôi !

Bao giờ con nghe Đất thở

Ướm phèn gan nóng bàn chân

Nhớ về đời ba một thuở

Tình quê xa hóa như gần

Ba nhớ màu hoa dã thảo

Nhẹ nhàng, đôn hậu, thủy chung

Hoa mọc từ trong ruột đất

Một đời sắc nét bao dung.

Như Đất, như Người làng vậy

Ba đi còn nhớ quay về

Cây - cảnh - đời - ba - chật - hẹp

Mai cùng dã thảo rong sang ...

Đà Nẵng 13/7/1996

VÕ VĂN HOA

13.11. 2008 HOA DÃ THẢO

HOA DÃ THẢO

Lâu rồi ba chơi cây cảnh

Khôn nguôi cỏ nội hương đồng

Ông bà tấc lòng canh cánh

Đồng làng đất ải nắng nôi !

Bao giờ con nghe Đất thở

Ướm phèn gan nóng bàn chân

Nhớ về đời ba một thuở

Tình quê xa hóa như gần

Ba nhớ màu hoa dã thảo

Nhẹ nhàng, đôn hậu, thủy chung

Hoa mọc từ trong ruột đất

Một đời sắc nét bao dung.

Như Đất, như Người làng vậy

Ba đi còn nhớ quay về

Cây - cảnh - đời - ba - chật - hẹp

Mai cùng dã thảo rong sang ...

Đà Nẵng 13/7/1996

VÕ VĂN HOA

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2008

12.11.2008 MIỀN TRUNG MÙA MƯA

MIỀN TRUNG MÙA MƯA

“Em có về …

về miền Trung mùa mưa”

Nắng miền Nam em gửi

Se giá đầu đông lặn vào canh cửi

Người làm thơ đi dệt phía kêu chiều

12.11.2008

VÕ VĂN HOA

12.11.2008 MIỀN TRUNG MÙA MƯA

MIỀN TRUNG MÙA MƯA

“Em có về …

về miền Trung mùa mưa”

Nắng miền Nam em gửi

Se giá đầu đông lặn vào canh cửi

Người làm thơ đi dệt phía kêu chiều

12.11.2008

VÕ VĂN HOA

11.11.2008 ĐI VỀ TRONG THƠ VÕ VĂN HOA (tiếp theo và hết)

ĐI VỀ TRONG THƠ VÕ VĂN HOA (tiếp theo và hết)

NGUYỄN KHẮC PHƯỚC

Những chuyến đi về của anh Võ Văn Hoa không phải đi chơi mà vì nhiệm vụ công tác, thế nhưng trong thơ anh không hề được nhắc đến công việc, có lẻ bởi vì trong công việc, mọi thứ phải rõ ràng rành mạch, đâu ra đấy. Trong thơ anh chúng ta chỉ thấy anh gặp những người hết sức dễ thương.

Đầu tiên anh gặp là những cô giáo giàu lòng yêu trẻ. Cô giáo ở đây không phóng xe Spaces đến trường mà lội bùn đến lớp như một nông dân.

“ Về Càng mới thấy càng khổ nhọc

Lội bùn cô giáo đến trường xa

Yêu thương con trẻ đâu còn nhọc

Những mầm, chồi, nụ biến thành hoa”

( Về Càng)

Mặc dù phải chịu đựng khó khăn nhưng không phải không có những giờ dạy tốt.

“ Giờ học hôm nay, học sinh ngoan hơn

Đã lớn lên từ lời em giảng

Môn sinh vật tưởng chừng khô lắm

Qua lòng em nghe hạt lêm mầm”

( Bông hoa đỏ)

Thứ đến anh được những người bạn nghèo nhưng vô cùng hiếu khách mừng rỡ tiếp đón.

“Lâu lắm anh mới về thăm Càng

Trong mùa nước nổi vượt đò sang

Bạn đem chai rượu ra mừng đón

Mồi sẵn chung quanh diệc với ngàn…”

( Về Càng)

Không phải chỉ được bạn bè tiếp đón mà bà con nông dân cũng sẵn sàng thết đãi anh bằng những món dân dã.

“ Người dân làng Rào

Chân chất thật thà , bến quê neo đậu

Lươn, ốc , chuột đồng … thơm mùi xào nấu

Thết khách miền xa”

( Làng Rào)

Bà con ai cũng mến anh, ngay cả chú bé chăn trâu, cứ thấy chú về là vui.

“ Lâu chú mới về thăm làng

Gặp cháu nghêu ngao gõ sừng

Tan học, chăn trâu giúp mẹ

Chú về vui đến sau lưng”

(Đứa bé chăn trâu đồng làng)

Nơi anh đến là quê nhà, người anh gặp là bạn bè, đồng nghiệp, bà con, không ai xa lạ , do đó hạnh phúc của họ cũng chính là hạnh phúc của anh.

“ Con đi trên hai bờ kênh êm

Nắng dạt dào nở hoa sóng nước…

Nước đã về rồi – bao nỗi hân hoan…

Con muốn bơi giữa dòng đời đẹp thế!

Báo tin vui –

Ngày-nước-đến muôn làng”

( Nước đã về trên cánh đồng Triệu Hải, mẹ ơi!)

Vất vả của họ cũng là vất vả của anh.

“ Gánh cá chiều chạy từ biển lên

Đòn gánh cong đời mẹ

Người phu già khuân miền dâu bể

Điếu thuốc lào phả khói hoàng hôn”

(Chợ Hôm)

Đi và về đôi khi không khác nhau là mấy, nhưng thường thường, đi có nghĩa là đến nơi mình chưa đến bao giờ, còn về là trở lại nơi mình đã từng ở, do đó người ta thường nói về quê, không ai nói đi quê.

Quê Võ Văn Hoa cách nhà anh không xa lắm nhưng vì bận công tác, anh cũng không về được thường xuyên.

Mỗi lần về quê đối với anh là tỷở lại với những kỷ niệm của thời niên thiếu, những mối tình học trò vụng dại.

“Bi chừ ta bỏ cuộc chơi

Ngàn năm thương nhớ về nơi chốn này

Một thời ta đã mê say

Gió xuôi trảng cát cầm tay ru tình”

(Gió về miền xuôi)

Nói đến trảng cát người ta biết ngay là truông cát Cu Hoan, ngày xưa, bên kia rú chắn cát là những cồn cát, nơi trẻ con thường leo lên chơi, người trước cầm tay người sau, la ó cười vang, vui hết chỗ nói. Và một lần tình cờ anh được cầm tay một người con gái nào đó, và chỉ thế thôi, mà vẫn để lại nỗi niềm thương nhớ “ngàn năm”.

Thế nhưng rồi người bạn gái thời niên thiếu ấy chẳng biết theo chồng về đâu, chỉ có con bướm vàng ngày nào vẫn nhởn nhơ bay lượn như cố tình trêu người.

Về quê cải đã ra ngồng

Có con bướm trắng lượn vồng khoai non

Nhỡ ai tính chuyện vuông tròn

Tháng giêng hoa cải vẫn còn ra hoa”

( Cải đã ra ngồng))

Đi về nói trên theo nghĩa thông thường, tức là phải chuyển dịch từ nơi này đến nơi khác. Tuy nhiên, đôi khi người ta chỉ cần ngồi một chỗ mà cũng có thể đi về. Đó là về với nội tâm để chiêm nghiệm cuộc đời.

Nửa đêm dậy điểm trà

Điếu đóm cùng lá hoa

Nhận ra mình lão thực

Trong những mùa xuân qua”

….

“ Nhận ra đời muôn mặt

Dâu bể cuộc tương phùng”

Nhận ra không phải để chán chường, mà :

“ Ta thấy mình vui vậy

Cuộc đời dài có mấy

Tri túc’ bốn mùa xuân”

(Độc thoại ở tri âm các)

Như Minh Tứ đã viết: Võ Văn Hoa “ không thích triết lý rối rắm” . Có lẽ anh không mấy thích ngồi “độc thoại” , mà thích đối thoại, thích giao tiếp , thích những chuyến đi về để gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện. Sống có ý nghĩa là sống cùng, sống với, bởi vì sống thui thủi một mình thì chẳng ai biết mình đang sống.

Đi về với Võ Văn Hoa như một nghiệp dĩ, một định mệnh, một cách để làm thăng hoa cuộc sống. Đi về vì công việc không thôi thì lâu cũng nhàm chán, nặng nề. Đi về với giỏ xe chất đầy những tứ thơ mới nảy thơm như những nụ hồng mới nhú là những chuyến đi về nhẹ nhàng như mây; những chuyến đi về trong hạnh phúc không phải chỉ cho mình mà cho biết bao người xung quanh.

Nếu vì một lý do nào đó mà anh không thể đi được thì lòng anh nóng như lửa đốt, trăn trở như hổ nhớ rừng.

“ Cơn mưa đầu mùa xối xã ngoài hiên

Có một người trong tim bão nổi

Tôi đi ngược phía chiều gió thổi

Cõi lòng ơi! Sao dứt thuở đi về!”

( Bão)

Đi về, gặp gỡ , giao lưu, xẻ chia , với anh là cuộc sống, là thơ. Không đi về, không có thơ. Thế nên đừng “dại” mà khuyên can anh, bởi chính vợ anh cũng không can anh nổi.

Vợ bảo một mai mây trôi bèo dạt

Trong anh còn maĩ nẻo đi về!”

( Tản mạn đêm thị trấn)

Chúng ta chỉ mong anh khỏe để làm tròn công tác, khỏe để đi về, để chúng ta còn được mãi đọc những vần thơ “đa mang cảm xúc trữ tình”(*), “ chắc mộc, giản dị mà thấm thía” (**), “nhẹ nhàng đôn hậu như hoa Dã thảo- loại hoa mà anh yêu thích”(***).

NGUYỄN KHẮC PHƯỚC (Đà Nẵng)

(*) Trương Đức Minh Tứ, (**) Nguyễn Đức Mậu, (***) Mai Văn Hoan