Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2008

18.8. 2008

HỒ DĨA NGHIÊN

Ở Hà Nội có tháp Bút “viết thơ lên trời xanh”, ở Lệ Thủy, ngã ba sông Kiến Giang có Mũi Viết, nơi tụ hội những văn nhân thi sĩ của non nước Quảng Bình. Ở Thi Ông ( Hải Vĩnh, Hải Lăng) quê tôi, từ xa xưa đã có Hồ Dĩa Nghiên, nay vẫn còn. Địa điểm từ trường THCS Hải Vĩnh đi về phía Tây Nam khoảng gần 1km, nằm cạnh đường cấp phối, sát kênh N2 Nam Thạch Hãn bây giờ.

Theo những người cao tuổi trong làng kể lại thì ngày xưa làng đã có một truyền thống văn hóa, coi trọng văn hóa. Ngoài các di tích cổ xưa còn lại như Ba Miếu, Miếu Bổn Thổ Thành Hoàng, Đình Làng..., làng đã dựa vào thế phong thủy, đào một hồ rộng khoảng ba sào trung bộ, giữa lòng hồ có gò đất hình tượng nghiên bút, nước xung quanh là mực với hàm ý là Đất này là đất văn hóa, con cháu sẽ phát nghiệp văn hóa.

Hồ đã có hàng trăm nămvà đã đi vào “tâm thức” mỗi người. Lớp chúng tôi lớn lên sau này, khi “khảo sử” cũng như khi lật lại thời quá vãng, tự hào là làng có nhiều vị nho sĩ uyên thân, có tài thơ phú đối đáp. Một số người đã sử dụng tài năng của mình phục vụ đất nước.

Phải chăng Thi Ông - thuở lập làng trong đợt nam tiến lần thứ 2 (theo linh mục Nguyễn Văn Ngọc công bố về những làng cổ ở Quảng Trị) đã có cùng với Hồ Dĩa Nghiên và từ đó đến nay “ Làng thơ” không ngừng cất cánh.

Dân làng Thi Ông đã, đang và sẽ coi “Hồ Dĩa Nghiên” như là một “tài sản văn hóa” cổ xưa còn lại của mình!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét