- TRANG TƯỞNG NIÊM VĂN NGHỆ SĨ VÀ BẠN BÈ
- *Ngô Ngãi (CP) học trò cũ ở Hải Vĩnh nay là PV báo Gia đình và Xã hội ở TP HCM thông tin nhà văn SƠN NAM-nhà "Nam Bộ học" vừa qua đời. Kẻ hậu thế này xin tưởng niệm ông và chia buồn cùng tang gia bảo quyến!
- VÕ VĂN HOA
- Nguồn: CP
- Entry for August 14, 2008
-
Nhà văn Sơn Nam về cõi vĩnh hằng!
13 giờ chiều ngày 13/8/2008, tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP.HCM, nhà văn Sơn Nam, người được mệnh danh là nhà "Nam Bộ học" đã trút hơi thở cuối cùng, sau gần nửa tháng nằm liệt giường kể từ ngày bị đột quỵ. Những ngày ông lâm chung, mặc dù đã được điều trị ở phòng chăm sóc đặc biệt, nhưng “cơn gió chướng” đã cuốn ông về cõi vĩnh hằng ở tuổi 83. Thứ 7 tuần này, tức nhằm ngày 16/8/2008, linh cửu của ông sẽ đưa đi an táng tại Công viên Nghĩa trang Bình Dương, nằm ở xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Chẳng phải nhắc lại tiểu sử của nhà văn Sơn Nam làm gì, vì ông là một người quá nổi tiếng và được rất nhiều người, nhiều thế hệ biết đến. Những tác phẩm chính của ông bao gồm: Chuyện xưa tích cũ, Tìm hiểu đất Hậu Giang, Hương rừng Cà Mau, Chim quyên xuống đất, Văn minh miệt vườn, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Hai cõi U Minh, Vọc nước giỡn trăng, Bà Chúa Hòn, Bến Nghé xưa, Cá tính Miền Nam, Ngôi nhà mặt tiền, Một mảnh tình riêng... Từ tháng 12/2002, tất cả các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam đã được Nhà xuất bản Trẻ TP.HCM mua bản quyền đến trọn đời.
Trong các tác phẩm của ông, có lẽ tác phẩm “Người Việt có dân tộc tính không” do An Tiêm xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn vào năm 1969 với số lượng 3.000 cuốn là ít thấy được đề cập đến nhất. Cuốn sách này in xong vào ngày 20/9/1969 tại Ấn Quán Việt Hương 34, Đại lộ Lê Lợi, Sài Gòn, giá bán tại thời điểm đó là 90 đồng/cuốn. Có thể nói, đây là một tác phẩm bàn về “tính dân tộc” rất hay.
Ở ngay lời mở đầu cuốn sách này, ông viết: “Bàn về dân tộc tính, về tinh thần dân tộc là điều khó khăn, tế nhị. Khó từ cách định nghĩa đến cách đưa ra bằng chứng, trong thời buổi nhân tâm ly tán này, người ta thường đồng ý nhau về danh từ nhưng lại cãi vã nhau khi áp dụng lý luận vào thực tế.
Nói tổng quát về Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Bội Châu thì lần hồi trở nên nhàm chán. Nói về cách uống trà, lễ Nam Giao, nước mắm Phú Quốc thì dường như tiêu cực, lẩm cẩm không làm thỏa mãn những người đang sốt ruột. Cây cổ thụ vươn lên trời, rể ăn sâu vào lòng đất hút chất phân. Nói riêng về cây cổ thụ hoặc nói riêng về chất đất thì dường như phiến diện, điều quan trọng là giải thích sự liên quan giữa chất đất và màu xanh của lá cũng như giải thích việc cúng đình, lễ chùa, cấy phát vần công có ảnh hưởng như thế nào đến tài hoa và thái độ kiêu hùng của vua Quang Trung, liệt sĩ Nguyễn Thái Học.
Bởi vậy, tập sách này chỉ là khởi thảo. Người viết cố nắm lấy vấn đề nhưng vẫn không nắm vững, nhiều đoạn quá dài, vô ích, lặp đi lặp lại trong khi nhiều đoạn cần thiết, có tánh cách quyết định chỉ được nói sơ qua. Dám mong đây là mớ tài liệu rời rạc – một đóng xà bần – nào gạch bể, ngói vụn, cây gẫy, trong đó có vài món đáng chú ý, có thể xài được, đáng xem thử”.
Khi luận về dân tộc tính, có đoạn ông cho rằng: “Việt Nam là chiến trường thí nghiệm của hai khối lớn trên thế giới, nhiều người nhận định như vậy. Có người than vãn rằng người Việt đang chịu đựng sự thí nghiệm như bệnh nhân bị đè trên bàn mổ, chịu đủ các thứ thuốc tê, thuốc bổ, thuốc hồi sinh. Thiết tưởng dầu dân số ít, tài nguyên ít, dầu không cao không mập hơn ai, người dân Việt Nam đau khổ vì chiến tranh có đủ thẩm quyền để trả lời: Chúng tôi là một nước văn hiến. Chúng tôi đã và đang chủ động thí nghiệm mọi triết lý. Các triết lý Âu Á từ xưa đến nay đang bị chúng tôi thí nghiệm. Với cuộc thí nghiệm nầy, người Việt đang trưởng thành, trở thành con người mới. Và những kẻ đem chúng tôi ra thí nghiệm cũng bị hóa thân, trở thành con người khác. Người Việt Nam chịu đựng chiến tranh này để làm bài học sống cho nhân loại.
Nhiều nhà khảo cứu, ký giả, quan sát viên đến tận Việt Nam, ở Sài Gòn và đôi khi đến thôn quê hẻo lánh để tìm hiểu, trắc nghiệm. Họ đưa ra nhiều nhận xét đầy mâu thuẩn, đính chánh tới, đính chánh lui. Về dân tộc tính, họ chỉ biết ghi chép vài nét vụn vặt.
Văn hóa dân tộc, dân tộc tính là vấn đề rất cụ thể nhưng cũng rất trừu tượng. Nhiều điểm thực tế ghi chép bằng con số, bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp lại mơ hồ. Và lắm khi điểm mơ hồ mới là thực tế...”.
Có một câu nói không nằm trong sách vở của ông nhưng đến tận bây giờ Chí Phèo vẫn rất thích lấy đó để an ủi mình: “Với tôi, hạnh phúc lớn nhất là không gây thù chuốc oán với ai, không ai ghét mình. (Nếu lỡ người ta oán ghét mình thì cũng đành cam chịu!).
Xin được tiễn biệt ông bằng một tấm lòng tôn kính nhất!
Thứ Tư, 13 tháng 8, 2008
14.8. 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Một người nữa lại lài xa nhân thế
Trả lờiXóaVà phải chăng đời quá đỗi vô thường"
Con cũng xin chia sẽ với gia đình của ông. Mong ông được yên nghĩ thật bình yên nơi suối vàng...
Mùa Vu Lan lại về rồi, con cầu chúc chú một mùa Vu lan hiếu kính, luôn được an trú trong tình thương yêu của mẹ chú nhé!