CHO MỘT PHƯƠNG NGỮ BỊ HIỂU LẦM
Hải Lăng – vùng đất phía Nam của tỉnh Quảng Trị, nơi có một nguồn văn học dân gian phong phú, đa dạng, nhiều màu vẻ. Từ “điệu hò Như Lệ” đến “Làng nói lóng Phú Hải”, từ “bài ca cổ: Kẻ Diên xưa” đến “tình sử Ô Lâu - một tượng đài bất tử”... tất cả đã đi vào sách sử và đã thấm sâu vào máu thịt của nhân dân.
Không thể thống kê hết và ghi hết “một góc kho tàng văn học dân gian” này, trong phạm vi bài trao đổi dưới đây, tôi những mong muốn chiêu tuyết cho một phương ngữ bấy lâu đã có nhiều người hiểu sai lệch ý nghĩa.
Ở cái rốn của huyện gồm một số xã vùng giữa: Hải Thiện, Hải Thành, Hải Ba... đã xuất hiện một câu nói cửa miệng của nhiều người:
Luồng thứ nhất cho rằng con gái Trung Đơn là đĩ thoả, phần lớn “bán trôn nuôi miệng”...
Luồng thứ hai: Đĩ, từ nguyên của nó là “đị” “Mần đị” có nghĩa là làm dáng, làm đẹp, biết cách ăn diện.
Thực tế thì con gái Trung Đơn biết cách làm đẹp từ thời xa xưa. Hơn mười năm trước, khi còn sống, bố tôi lúc ấy đã trên 80 tuổi kể rằng:” Quanh vùng Hải Lăng này có hai nơi nổi tiếng là có nhiều phụ nữ đẹp: Đó là ở Trà Lộc (Hải Xuân) con gái quanh năm suốt tháng chuyên nghề canh cửi, thêu thùa nên chi “trắng da, dài tóc”... Sau đó là phái nữ Trung Đơn nhiều người đẹp bởi biết cách chưng diện”.
Nói một cách hiện đại là con gái Trung Đơn đã biết thực hiện khẩu hiệu “nhất dáng, nhì da, thứ ba mốt” từ lâu rồi!
Giữa hai luồng ý kiến trên xem ra thì luồng thứ nhất không ổn, không có sức thuyết phục.
Hãy trả lại vẻ đẹp ý nghĩa của một phương ngữ bấy lâu nay bị hiểu lầm!
VÕ VĂN HOA