Thứ Năm, 19 tháng 2, 2009

20.02. 2009 HỘI THỔI CƠM THI


Cứ đến ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm, dân làng Thị Cấm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội, lại có dịp gặp nhau tay bắt mặt mừng tại đình làng để cùng vui với lễ hội kéo lửa thổi cơm thi.

Tương truyền về sự tích kéo lửa thổi cơm thi của làng Thị Cấm, kể lại rằng:

Từ đời Vua Hùng thứ 18, quân Thục sang xâm lược nước ta, truớc lúc tổ quốc đang bị lâm nguy, Vua Hùng vương giao sứ mệnh lịch sử đó cho một vị tướng vừa có tài, vừa có đức cầm quân đi dẹp giặc, vị tướng tài đó là Phan Công Tây Nhạc. Với đại hùng binh, ông hành quân qua Thổ Nhỡn, Thị Cấm. Giữa lúc cuộc giao chiến với quân giặc vào thời điểm gay go ác liệt nhất, thì quân lương của Phan Công cạn kiệt, Ông kêu gọi dân làng Thi Cấm chi viện quân lương, đồng sức đồng lòng với quân của triều đình chống lại quân Thục.

Đáp ứng lời kêu gọi của Phan Công, dân làng Thị Cấm từ già - trẻ - trai – gái lao ngay vào việc, người chạy đi lấy nước để có nước, người kéo lửa để được lửa, người giã thóc để thành gạo, trong giây lát gạo đã thành cơm.

Tướng Phan Công thật sự cảm kích tấm lòng yêu nước của dân làng Thị Cấm, để cảm tạ dân làng, ông đã viết tặng 4 chữ “Hộ Quốc An Dân”

Sau khi dẹp yên được giặc phương bắc, đất nước thái bình, trăm họ yên vui, tướng Phan Công cùng quận thần trở lại Thị Cấm, nhận thấy người dân nơi đây có nhân, có thủy, có trung, có hiếu. Ông ngự lại đất này, dạy dân làng cấy cầy, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.. Từ đấy dân làng Thị Cấm tôn thờ ông là Thánh hoàng làng.

Nghi thức tế lễ, được các cụ bô lão trong làng dâng lên tướng Phan Công trước khi khai hội Kéo lửa thổi cơm thi.

Sau màn rước kiệu và dâng lễ, các bô lão trong BGK kiểm tra lần cuối những vật dụng dùng để nấu cơm, như Thóc, Nồi, Bùi rùi.. nếu giáp nào tự đưa thóc từ bền ngoài vào, các bùi rùi có chất gây cháy, lập tức sẽ bị loại khỏi cuộc thi

Sau hiệu lệnh của chủ tế. Nguời có kinh nghiệm nhất của các giáp, lấy hai thanh dang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp một mảnh trên và một mảnh dưới, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co cho cật dang cọ sát vào cật tre nhiều lần. Khi nào thấy có khói lên thì dừng lại và thổi thật khéo thì ngọn lửa sẽ bùng cháy.

Một nắm rơm, một thanh tre giờ đã thành ngọn lửa.

Trong khi thổi lửa, mỗi giáp tiến cử 1 đô tuổi từ 13 -15 tuổi, điểm xuất phát tại đình làng và phải chạy thật nhanh đến điểm lấy nước cách đình làng 1000m, lấy nước vo gạo, thổi cơm.

Trai làng vần cối đá ra giữa sân đình, đổ thóc vào giã thật mau. Sức vóc lực điền giã càng mau nhịp, càng mạnh thì thóc biến thành gạo trắng càng nhanh.

.. một đấu thóc với công cụ thô sơ thành gạo trắng nước trong.

Trống chiêng thúc giục, được trai tráng các giáp trong làng khua inh ỏi

Khi nồi cơm vừa cạn nước, người ta giấu chúng vào trong đống than rơm chờ chín. Rất nhiều đống lửa được các giáp đốt lên nghi binh, khói rơm bốc lên mù mịt cả sân đình.

Sau tuần hương, các bô lão của làng phải tự đi tìm nồi cơm trong rất nhiều những đống than rơm. Nếu người thi khéo giấu thì thời gian được kéo dài và cơm sẽ chín đều, nếu giấu vụng, bị các bô lão xăm trúng ngay từ đống than đầu tiên thì cơm sẽ dễ bị sống.

Thổi cơm thi - làng Thị Cấm by you.

Nồi cơm của 4 giáp thu về, được các bô lão kiểm tra và chấm điểm... Cơm nấu phải dẻo, chín tới, không khê, không sống, không nát. Và cũng như bất cứ cuộc thi nào, nguời vui là người thắng cuộc, còn người thua thì..

Sau lễ kính cáo trời đất. 4 bát cơm của 4 giáp sẽ được vị trưởng thưởng của làng đem dâng tướng Phan Công, vị tướng được dân làng Thị Cấm tôn thành Thánh Hoàng Làng.

Tan hội, ai nấy lại trở về với những nồi cơm điện, he he

Theo Maiky's blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét