Thứ Ba, 28 tháng 4, 2009

29.4.2009 GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÕ VĂN LUYẾN

VÕ VĂN LUYẾN

Quê Thi Ông, Hải Vĩnh, Hải Lăng, Quảng Trị.

Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn

Giảng viên chính trường CĐSP Quảng Trị.

Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Phân hội Văn học, Hội VHNT Quảng Trị.

Tác phẩm

TRẦM HƯƠNG CỦA GIÓ (thơ) - NXB Thuận Hoá, 2003

SỰ TRINH BẠCH CỦA NGỌN NẾN (thơ) - NXB Hội Nhà văn, 2007

SẼ CÓ NGÀY TÔI VỀ (CD thơ phổ nhạc), 2006



SẮP IN

ĐỐI NGỌN ĐÈN KHUYA (khảo luận và phê bình)

Giải thưởng

- Giải A sáng tạo VHNT Tỉnh và giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam về tập thơ “Sự trinh bạch của ngọn nến” năm 2007;
- Giải B (không có giải A) sáng tạo VHNT tỉnh năm 2003.

Tự bạch

Tôi gieo chữ trên cánh đồng hạn hán,
Con chữ khô cong thành dấu hỏi quay về.

Địa chỉ

http://vovanluyen.vnweblogs.com/

http://360.yahoo.com/vovanluyendh

Tác phẩm tự chọn

Mời đọc chùm thơ của Võ Văn Luyến

SỰ TRUNG THỰC

Trong bóng tối

Tôi lo sợ sự trung thực bị đánh cắp

Như cành lá vươn gặp đường dây điện

Sự trung thực bị chặt

Như nỗi đắm đuối mùi hương của một loài hoa

Sự trung thực bị ngắt

Như viên sỏi lát đường không quen trả ơn

Sự trung thực bị chà đạp

Như sắc đẹp trốn vào đôi mắt/ hắt ánh nghi ngờ

Đâu là sự trung thực?

Ôi cuộc đời này

Trái tim tôi yêu bằng SỰ TRUNG THỰC.

BÊN TƯỢNG EM BÉ Ở KHON KAEN

Tuổi trăng non

Thả xuống trần gian trong veo đôi mắt

Nắng nhon nhót đầu trần chỏm tóc

Tơ nõn cầm năm tháng vun mùa

*

Ơ người đi người về, lạ chưa

Pattaya bé chưa hề biết đến

Biết làm chi thế giới người lớn

Nhưng người lớn có ngoan không ?

*

Người lớn có ngoan không ?

Sóng hồn nhiên trùng trùng

Vỗ vào tôi thác lũ

Quét chân trời bão giông !

CON ĐƯỜNG MÂY BAY VÀ CƠN KHÁT

Những thiên thần mặt đất, bay

không giới hạn tầm nhìn, giới hạn màu da, giới hạn tuổi tác, giới hạn sắp đặt

câu thánh kinh uyên nguyên, rơi

*

Sợi dây làm sao buộc được trái tim ơi !

không lộ tình yêu thênh thang đón gió

giọt sương ảo huyền chân mây bỏ ngỏ

chín mươi chín con sông mải miết bên trời.

*

Rũ chiêm bao tìm mỏng mảnh xa xôi và lạy

A di đà... con không không không nhớ nổi

con chép bỏ vũ môn quẫy sóng Chao pay za không muốn hoá rồng

con khủng long từ bi nhìn chi mà hoá đá

vàng dát Thích ca vàng thành vô giá

tôi nghe tiếng vọng từ trên cao câu sắc không

ai bán mua xin quay gót, nhìn thông.

*

Mang cả tín một ngày tiên giới bằng trăm năm trần gian

Besame mucho. Bài hát ngẫu nhiên chia nhịp đập làm hai nửa

em cá lặn trong veo hồ thu

tôi lỡ rót men mùa báo đông

mùa hạ cháy

tơ trời còn lạc nẻo mùa xuân..

*

Một khoảng trời vua ban

một màu áo vua cho

một hồi vọng cơn mưa

chỉ cơn khát

độc

hành

miền

thơ.

Kỷ niệm chuyến công tác Thái Lan, từ ngày 26/6 - 05/7/2008

BÊN GIỌT ĐẮNG VÀ CƠN NGÁI NGỦ

Đông Hà

Viên gạch nắng nung đỏ sực

Gió cuồng giấc mơ đài tháp

*

Đông Hà

nụ cười hàm oan cơn khát

dòng sông sủi tăm men hạ

*

Đông Hà

Búp bê thập thò tủ kính

áo xống nhướt nhượt đủ màu

*

Đông Hà

nỗi nhớ quên về bậu cửa

mái gianh cổ tích trẻ con

*

Đông Hà

con đường giao mấy quãng tình

một tôi đèn đỏ đèn xanh

*

Đông Hà

anh anh anh anh anh

em em em em em.

13/6/2008

Sự trinh bạch của ngọn nến



Anh chú thích cuộc đời anh vào chỗ cuối cùng


của trang giấy còn lại

bằng những con chữ trinh bạch

sự trinh bạch của ngọn nến tự hủy

không đồng lõa bóng tối

Anh từng bật khóc

và từng nhìn người đời khóc nhiều về nỗi bất hạnh

nhưng vẫn yêu hơn những giọt lệ nến

bởi chúng không như sương khói chóng tàn

chúng biết đóng dấu nỗi đau lên mặt đất

Đấy là thú đau thương

được cấy trên cánh đồng khát vọng.


Anh chú thích cuộc đời anh bằng nỗi đam mê


không hề che giấu

không biết hóa trang

không mặc cả thiệt hơn

Thế mà chả ăn thua gì

trước sự trinh bạch của ngọn nến!

Đối ngọn đèn khuya




Bàn chân buồn vương sương ra đi

nghe thời gian chờ mong như khi

em còn trong ta thương yêu thầm thì


Thôi ta tìm về đêm xuân xa xưa


dòng sông hiền hòa sao rơi lưa thưa

con tim bồng bềnh sao tình bơ vơ


mình ta lang thang qua bao cơn mơ


chân thành mà chưa nên hình câu thơ

vòng đời hư hao ăn năn mơ hồ

ta thương bông hoa lên cành cây cao

nào hay đường trần vuông tròn ra sao

cô đơn thay cho kinh cầu xanh xao

ta không còn em ta quen màu đêm

ta ngồi bên song lòng không bình yên

ta đau hồn mình mưa rơi hồn nhiên.

Xem thêm

Thơ gieo trên cánh đồng hạn hán
Mấy cảm nhận khi đọc Sự trinh bạch của ngọn nến - Thơ Võ Văn Luyến,

NXB Hội Nhà văn, 2007



Trong tập thơ " Sự trinh bạch của ngọn nến" tôi thích nhất 2 câu này:

Tôi gieo chữ trên cánh đồng hạn hán

Con chữ cong khô thành dấu hỏi quay về.

Hai câu thơ mang phận người, cảnh quê và những đau đáu thường nhật của một tâm hồn nhạy cảm.

Tôi đã từng gắn bó với Quảng Trị quê Luyến, cái vùng quê nói mấy cũng "chưa bưa" về sự khắc bạc của thiên nhiên, hủy hoại của chiến tranh, đói nghèo của con người. Thì đây, hồi ức của Luyến còn in đậm:

Tuổi thơ tôi

quấn rơm rạ ruộng đồng

nắng nôi đất ải

chạy giặc càn bàn chân toác móng...

Đấy là vùng quê mà cátgió là nỗi ám ảnh của con người, cátgió là một phần cuộc sống rất cam go của ai từng sống ở đây:

Sống trên cát, cái nhìn thành ảo giác

gió ngựa lồng dáng bổ về phía trước

mỗi bước chân chưa cộng đã trừ đi.

Những câu thơ vừa trực cảm vừa nhiều suy ngẫm, tôi nghĩ thế, đủ cho ta một hình dung sắc nét về cuộc sống vùng cát Quảng Trị. Ai đã từng sống trên cát, sống với cát càng thấy diễn đạt của Luyến thật tài tình, nhất là ý tưởng gửi gắm trong câu mỗi bước chân chưa cộng đã trừ đi. Có phải vì tôi là người vùng cát, đã từng viết Cát đi mãi chẳng thành đường / tôi đi theo lối mẹ thường hát ru nên không thể không trầm trồ khâm phục và đồng cảm khi đọc những vần thơ như vậy của Luyến. Cuộc sống thật bấp bênh chìm nổi nghiệt ngã làm sao; dấu chân người vừa mới hiện ra đã bị gió xóa đi rồi và từ hình tượng cụ thể nhỏ bé đó ta cảm nhận được cái lớn hơn là những được - mất của từng kiếp sống ở chốn này. Thường thì cái mất nhiều hơn nên đồng nghĩa với cuộc sống nơi này là sự tần tảo chắt chiu để tồn tại và vươn lên. Đầy thương cảm khi nghe Luyến tâm sự:

Tôi đốt từng khuya lửa tự tình nhỏ bé

Nhìn cha lui cui thu vén ngày sau

Mẹ ru vỗ cho tròn giấc con trẻ

Như dây trầu vấn vít thân cau.

Chưa hết, cái vùng đất khô hạn trong mùa nắng cũng là miền ngập nước giữa mùa mưa bão.. Người dân Quảng Trị chịu đựng từ nỗi khổ này sang nỗi khổ khác, triền miên. Võ Văn Luyến xót xa:

Mênh mông nước ngập gầm trời

Ngọn đèn đỏ mắt cùng người con xa.

Lại còn có một quê hương khắc tạc nhiều dấu vết chiến tranh, những di tích máu lửa nổi tiếng. Điều ai cũng biết là khi nói đến Quảng Trị người ta phải nhắc tới Thành Cổ, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ Đường Chín. Là người thuộc thế hệ sau, Luyến gửi gắm tri ân vào những câu thơ đầy xúc cảm và giàu liên tưởng:

Đêm cất vó câu thề ngực áo, cất nụ hôn ngọn lửa cời trăng, cất chiếc khăn đính vào kỷ niệm, cất mùi hương tóc xỏa trăm năm.

Đêm muối bể thương dáng còng lưng mẹ, vết sần chai tay cha, dấu tím bầm gánh gồng vai chị và thương em vụt tắt sao băng.

Ôi những miền đêm lặng yên dưới cỏ, những miền đêm ủ mầm hạt lúa, những miền đêm ánh thép xanh ngời.

Và những miền đêm chúng tôi mở cửa đón niềm vui,

Các anh đã hóa trời xanh mây trắng, hóa cuộc đời thêu hoa dệt gấm, hóa tình yêu sớm tối đi về...

Lòng biết ơn với người ngã xuống có lúc được thổ lộ rất giản dị chân thật:

30, 40, 50 năm

Gặp lại các anh ở nghĩa trang

Thơm thảo nén nhang nghĩa tình tươi rói

Chút mưa nắng lòng cúi xin tạ tội

Hương hoa bay nỗi nhớ vẫn đương rằm...

*

Ngoài chủ đề quê hương được tô đậm, trong "Sự trinh bạch của ngọn nến" tôi thấy Luyến hay nói tới sự cô đơn. Cái cô đơn cũng như cái buồn vẫn thường xuất hiện trong thơ, không có gì mới cả. Nó như một đặc trưng tâm trạng của người làm thơ vốn đa mang, đa cảm. Nhưng sự cô đơn ở Luyến dường như rất lớn. Luyến ví von:

Tôi gánh ngọn núi cô đơn như lạc đà băng qua sa mạc.

Ta chú ý tới phép so sánh trong câu thơ: chủ thể Tôi được so sánh với lạc đà; nỗi cô đơn được ví như ngọn núi và chính anh phải gánh lấy nó suốt cuộc đời như một định mệnh. Thân phận lạc đà băng qua sa mạc, có gì hơi quá đáng, nặng nề so với những gì Luyến đã có đang có nhưng ở đây có thể anh không chỉ nói riêng cho mình mà nói tới kiếp người chăng? Hay đấy là câu thơ được sinh ta trong một cảnh huống bi quan "Một năm áp thấp run chân / Tay luống cuống chữ xa dần câu thơ". Thơ là đời, thơ là người mà. Cuộc đời, số phận đôi khi bị vận vào thơ một cách tự nhiên siêu hình như vậy.

Với Luyến anh không muốn giấu sự cô đơn. Trong tập thơ của Luyến có không ít câu thơ nói về nó.

Khi là:

Con bướm trắng cuối vườn bay cô độc

Như là tôi lạc phía ca dao

Khi thì:

Gió nào đâu có biết

Tôi đi về một tôi

Cô đơn trong từng bước chân "ta đánh bóng đôi giày ẩm mốc / bước những bước thận trọng / ra khỏi nhà mình". Cô đơn trước mênh mông trời đất " Ngước xanh cao hư ảnh một màu trời / Gió nhện giăng quấn vào tôi tơ rối / Một vì sao sa lạc giữa chơi vơi". Cô đơn khi bệnh tật: "Ở gần lại hóa xa quê / Trong tôi ngày tháng đi về một thân / Tôi thương tôi, sao bần thần / Nhặt từng viên cuội xây thành tình yêu!"...

Thấm thía nỗi cô đơn đã cho Luyến một thái độ sống nhân bản. Nhân bản của anh cũng là nhân bản của thơ.. Anh từng thông cảm với những nỗi đau:

Anh từng bật khóc

và từng nhìn người đời

khóc nhiều về nỗi bất hạnh

nhưng vẫn yêu hơn những giọt lệ nến

bởi chúng không như sương khói chóng tàn

chúng biết đóng dấu nỗi đau lên mặt đất

Đó là tự phán xét, là khát khao hướng tới sự trinh bạch của tâm hồn. Ngọn nến là hình tượng mang tính ẩn dụ của anh về con người, về thi ca. Cháy hết mình, không mặc cả thiệt hơn, yêu thương đau đớn thực lòng không hề che dấu, không biết hóa trang để khi lụi tàn vẫn còn những cái gì đấy, dù nhỏ bé thôi "đóng dấu" lên mặt đất này.

Cái nhìn của anh với cuộc sống cũng thật bao dung ấm áp. Anh quan sát và nhận xét: "Mọi thứ trên đời có thể làm ra / và mọi thứ có thể thành rác...". Ví như: lời nói có thể thành rác khi không còn ai nghe, son phấn có thể thành rác khi bị người ta ném ra đường...Nhưng không phải mọi thứ rác đều vô dụng. Luyến diễn đạt điều ấy giản dị làm sao:

hạnh phúc thay

một ngày tôi thấy

rác xây thành tổ ấm trên cây.

Một đặc trưng cơ bản của thơ là dùng cái cụ thể, cái nhỏ bé để nói lên cái trừu tượng, cái rộng lớn. Trong trường hợp này Võ Văn Luyến đã làm được thế. Điều minh triết đôi khi lại nằm trong cách diễn đạt bình dị nhất. Từ mùa chim xây tổ anh nhìn ra bài học cuộc sống, lòng bao dung chẳng bao giờ thừa cả.

Thơ Luyến đôi khi là một câu chuyện nhỏ: " Dọc đường tôi qua / gặp những bông hoa cánh rủ / bàn tay nâng niu nhặt lên / sắc hương vẫn còn quyến rũ / Bạn tôi trách: Có mà thần kinh đi yêu tàn phai! / Dọc đuờng về / trưa nồng cỏ bạch / chợt hiện / một tàn phai bóng quen". Tứ thơ rõ nhưng không lộ.

Trong "Sự trinh bạch của ngọn nến", Võ Văn Luyến viết nhiều thể thơ nhưng tôi thấy thế mạnh của anh là thơ tự do. Thơ lục bát của Luyến thiếu độ nhuyển và thường cũ. Những bài thơ tự do có tứ vững là những bài đọc được của Luyến. Anh có duyên với những bài thơ ngắn.

Võ Văn Luyến làm thơ đã lâu nhưng đây mới là tập thứ hai của anh sau tập "Trầm hương của gió". Tập "Sự trinh bạch của ngọn nến" đã được giải thưởng của Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam năm 2007. Nó ghi dấu sự trưởng thành của một cây bút thơ Quảng Trị. Luyến làm thơ như người gieo chữ trên cánh đồng hạn hán quê anh.

Nhà số 4, tháng 9 năm 2008

NGUYỄN HỮU QUÝ

Phongdiep.net

VÕ VĂN LUYẾN

Quê Thi Ông, Hải Vĩnh, Hải Lăng, Quảng Trị.

Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn

Giảng viên chính trường CĐSP Quảng Trị.

Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Phân hội Văn học, Hội VHNT Quảng Trị.

Tác phẩm

TRẦM HƯƠNG CỦA GIÓ (thơ) - NXB Thuận Hoá, 2003

SỰ TRINH BẠCH CỦA NGỌN NẾN (thơ) - NXB Hội Nhà văn, 2007

SẼ CÓ NGÀY TÔI VỀ (CD thơ phổ nhạc), 2006



SẮP IN

ĐỐI NGỌN ĐÈN KHUYA (khảo luận và phê bình)

Giải thưởng

- Giải A sáng tạo VHNT Tỉnh và giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam về tập thơ “Sự trinh bạch của ngọn nến” năm 2007;
- Giải B (không có giải A) sáng tạo VHNT tỉnh năm 2003.

Tự bạch

Tôi gieo chữ trên cánh đồng hạn hán,
Con chữ khô cong thành dấu hỏi quay về.

Địa chỉ

http://vovanluyen.vnweblogs.com/

http://360.yahoo.com/vovanluyendh

Tác phẩm tự chọn

Mời đọc chùm thơ của Võ Văn Luyến

SỰ TRUNG THỰC

Trong bóng tối

Tôi lo sợ sự trung thực bị đánh cắp

Như cành lá vươn gặp đường dây điện

Sự trung thực bị chặt

Như nỗi đắm đuối mùi hương của một loài hoa

Sự trung thực bị ngắt

Như viên sỏi lát đường không quen trả ơn

Sự trung thực bị chà đạp

Như sắc đẹp trốn vào đôi mắt/ hắt ánh nghi ngờ

Đâu là sự trung thực?

Ôi cuộc đời này

Trái tim tôi yêu bằng SỰ TRUNG THỰC.

BÊN TƯỢNG EM BÉ Ở KHON KAEN

Tuổi trăng non

Thả xuống trần gian trong veo đôi mắt

Nắng nhon nhót đầu trần chỏm tóc

Tơ nõn cầm năm tháng vun mùa

*

Ơ người đi người về, lạ chưa

Pattaya bé chưa hề biết đến

Biết làm chi thế giới người lớn

Nhưng người lớn có ngoan không ?

*

Người lớn có ngoan không ?

Sóng hồn nhiên trùng trùng

Vỗ vào tôi thác lũ

Quét chân trời bão giông !

CON ĐƯỜNG MÂY BAY VÀ CƠN KHÁT

Những thiên thần mặt đất, bay

không giới hạn tầm nhìn, giới hạn màu da, giới hạn tuổi tác, giới hạn sắp đặt

câu thánh kinh uyên nguyên, rơi

*

Sợi dây làm sao buộc được trái tim ơi !

không lộ tình yêu thênh thang đón gió

giọt sương ảo huyền chân mây bỏ ngỏ

chín mươi chín con sông mải miết bên trời.

*

Rũ chiêm bao tìm mỏng mảnh xa xôi và lạy

A di đà... con không không không nhớ nổi

con chép bỏ vũ môn quẫy sóng Chao pay za không muốn hoá rồng

con khủng long từ bi nhìn chi mà hoá đá

vàng dát Thích ca vàng thành vô giá

tôi nghe tiếng vọng từ trên cao câu sắc không

ai bán mua xin quay gót, nhìn thông.

*

Mang cả tín một ngày tiên giới bằng trăm năm trần gian

Besame mucho. Bài hát ngẫu nhiên chia nhịp đập làm hai nửa

em cá lặn trong veo hồ thu

tôi lỡ rót men mùa báo đông

mùa hạ cháy

tơ trời còn lạc nẻo mùa xuân..

*

Một khoảng trời vua ban

một màu áo vua cho

một hồi vọng cơn mưa

chỉ cơn khát

độc

hành

miền

thơ.

Kỷ niệm chuyến công tác Thái Lan, từ ngày 26/6 - 05/7/2008

BÊN GIỌT ĐẮNG VÀ CƠN NGÁI NGỦ

Đông Hà

Viên gạch nắng nung đỏ sực

Gió cuồng giấc mơ đài tháp

*

Đông Hà

nụ cười hàm oan cơn khát

dòng sông sủi tăm men hạ

*

Đông Hà

Búp bê thập thò tủ kính

áo xống nhướt nhượt đủ màu

*

Đông Hà

nỗi nhớ quên về bậu cửa

mái gianh cổ tích trẻ con

*

Đông Hà

con đường giao mấy quãng tình

một tôi đèn đỏ đèn xanh

*

Đông Hà

anh anh anh anh anh

em em em em em.

13/6/2008

Sự trinh bạch của ngọn nến



Anh chú thích cuộc đời anh vào chỗ cuối cùng


của trang giấy còn lại

bằng những con chữ trinh bạch

sự trinh bạch của ngọn nến tự hủy

không đồng lõa bóng tối

Anh từng bật khóc

và từng nhìn người đời khóc nhiều về nỗi bất hạnh

nhưng vẫn yêu hơn những giọt lệ nến

bởi chúng không như sương khói chóng tàn

chúng biết đóng dấu nỗi đau lên mặt đất

Đấy là thú đau thương

được cấy trên cánh đồng khát vọng.


Anh chú thích cuộc đời anh bằng nỗi đam mê


không hề che giấu

không biết hóa trang

không mặc cả thiệt hơn

Thế mà chả ăn thua gì

trước sự trinh bạch của ngọn nến!

Đối ngọn đèn khuya




Bàn chân buồn vương sương ra đi

nghe thời gian chờ mong như khi

em còn trong ta thương yêu thầm thì


Thôi ta tìm về đêm xuân xa xưa


dòng sông hiền hòa sao rơi lưa thưa

con tim bồng bềnh sao tình bơ vơ


mình ta lang thang qua bao cơn mơ


chân thành mà chưa nên hình câu thơ

vòng đời hư hao ăn năn mơ hồ

ta thương bông hoa lên cành cây cao

nào hay đường trần vuông tròn ra sao

cô đơn thay cho kinh cầu xanh xao

ta không còn em ta quen màu đêm

ta ngồi bên song lòng không bình yên

ta đau hồn mình mưa rơi hồn nhiên.

Xem thêm

Thơ gieo trên cánh đồng hạn hán
Mấy cảm nhận khi đọc Sự trinh bạch của ngọn nến - Thơ Võ Văn Luyến,

NXB Hội Nhà văn, 2007



Trong tập thơ " Sự trinh bạch của ngọn nến" tôi thích nhất 2 câu này:

Tôi gieo chữ trên cánh đồng hạn hán

Con chữ cong khô thành dấu hỏi quay về.

Hai câu thơ mang phận người, cảnh quê và những đau đáu thường nhật của một tâm hồn nhạy cảm.

Tôi đã từng gắn bó với Quảng Trị quê Luyến, cái vùng quê nói mấy cũng "chưa bưa" về sự khắc bạc của thiên nhiên, hủy hoại của chiến tranh, đói nghèo của con người. Thì đây, hồi ức của Luyến còn in đậm:

Tuổi thơ tôi

quấn rơm rạ ruộng đồng

nắng nôi đất ải

chạy giặc càn bàn chân toác móng...

Đấy là vùng quê mà cátgió là nỗi ám ảnh của con người, cátgió là một phần cuộc sống rất cam go của ai từng sống ở đây:

Sống trên cát, cái nhìn thành ảo giác

gió ngựa lồng dáng bổ về phía trước

mỗi bước chân chưa cộng đã trừ đi.

Những câu thơ vừa trực cảm vừa nhiều suy ngẫm, tôi nghĩ thế, đủ cho ta một hình dung sắc nét về cuộc sống vùng cát Quảng Trị. Ai đã từng sống trên cát, sống với cát càng thấy diễn đạt của Luyến thật tài tình, nhất là ý tưởng gửi gắm trong câu mỗi bước chân chưa cộng đã trừ đi. Có phải vì tôi là người vùng cát, đã từng viết Cát đi mãi chẳng thành đường / tôi đi theo lối mẹ thường hát ru nên không thể không trầm trồ khâm phục và đồng cảm khi đọc những vần thơ như vậy của Luyến. Cuộc sống thật bấp bênh chìm nổi nghiệt ngã làm sao; dấu chân người vừa mới hiện ra đã bị gió xóa đi rồi và từ hình tượng cụ thể nhỏ bé đó ta cảm nhận được cái lớn hơn là những được - mất của từng kiếp sống ở chốn này. Thường thì cái mất nhiều hơn nên đồng nghĩa với cuộc sống nơi này là sự tần tảo chắt chiu để tồn tại và vươn lên. Đầy thương cảm khi nghe Luyến tâm sự:

Tôi đốt từng khuya lửa tự tình nhỏ bé

Nhìn cha lui cui thu vén ngày sau

Mẹ ru vỗ cho tròn giấc con trẻ

Như dây trầu vấn vít thân cau.

Chưa hết, cái vùng đất khô hạn trong mùa nắng cũng là miền ngập nước giữa mùa mưa bão.. Người dân Quảng Trị chịu đựng từ nỗi khổ này sang nỗi khổ khác, triền miên. Võ Văn Luyến xót xa:

Mênh mông nước ngập gầm trời

Ngọn đèn đỏ mắt cùng người con xa.

Lại còn có một quê hương khắc tạc nhiều dấu vết chiến tranh, những di tích máu lửa nổi tiếng. Điều ai cũng biết là khi nói đến Quảng Trị người ta phải nhắc tới Thành Cổ, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ Đường Chín. Là người thuộc thế hệ sau, Luyến gửi gắm tri ân vào những câu thơ đầy xúc cảm và giàu liên tưởng:

Đêm cất vó câu thề ngực áo, cất nụ hôn ngọn lửa cời trăng, cất chiếc khăn đính vào kỷ niệm, cất mùi hương tóc xỏa trăm năm.

Đêm muối bể thương dáng còng lưng mẹ, vết sần chai tay cha, dấu tím bầm gánh gồng vai chị và thương em vụt tắt sao băng.

Ôi những miền đêm lặng yên dưới cỏ, những miền đêm ủ mầm hạt lúa, những miền đêm ánh thép xanh ngời.

Và những miền đêm chúng tôi mở cửa đón niềm vui,

Các anh đã hóa trời xanh mây trắng, hóa cuộc đời thêu hoa dệt gấm, hóa tình yêu sớm tối đi về...

Lòng biết ơn với người ngã xuống có lúc được thổ lộ rất giản dị chân thật:

30, 40, 50 năm

Gặp lại các anh ở nghĩa trang

Thơm thảo nén nhang nghĩa tình tươi rói

Chút mưa nắng lòng cúi xin tạ tội

Hương hoa bay nỗi nhớ vẫn đương rằm...

*

Ngoài chủ đề quê hương được tô đậm, trong "Sự trinh bạch của ngọn nến" tôi thấy Luyến hay nói tới sự cô đơn. Cái cô đơn cũng như cái buồn vẫn thường xuất hiện trong thơ, không có gì mới cả. Nó như một đặc trưng tâm trạng của người làm thơ vốn đa mang, đa cảm. Nhưng sự cô đơn ở Luyến dường như rất lớn. Luyến ví von:

Tôi gánh ngọn núi cô đơn như lạc đà băng qua sa mạc.

Ta chú ý tới phép so sánh trong câu thơ: chủ thể Tôi được so sánh với lạc đà; nỗi cô đơn được ví như ngọn núi và chính anh phải gánh lấy nó suốt cuộc đời như một định mệnh. Thân phận lạc đà băng qua sa mạc, có gì hơi quá đáng, nặng nề so với những gì Luyến đã có đang có nhưng ở đây có thể anh không chỉ nói riêng cho mình mà nói tới kiếp người chăng? Hay đấy là câu thơ được sinh ta trong một cảnh huống bi quan "Một năm áp thấp run chân / Tay luống cuống chữ xa dần câu thơ". Thơ là đời, thơ là người mà. Cuộc đời, số phận đôi khi bị vận vào thơ một cách tự nhiên siêu hình như vậy.

Với Luyến anh không muốn giấu sự cô đơn. Trong tập thơ của Luyến có không ít câu thơ nói về nó.

Khi là:

Con bướm trắng cuối vườn bay cô độc

Như là tôi lạc phía ca dao

Khi thì:

Gió nào đâu có biết

Tôi đi về một tôi

Cô đơn trong từng bước chân "ta đánh bóng đôi giày ẩm mốc / bước những bước thận trọng / ra khỏi nhà mình". Cô đơn trước mênh mông trời đất " Ngước xanh cao hư ảnh một màu trời / Gió nhện giăng quấn vào tôi tơ rối / Một vì sao sa lạc giữa chơi vơi". Cô đơn khi bệnh tật: "Ở gần lại hóa xa quê / Trong tôi ngày tháng đi về một thân / Tôi thương tôi, sao bần thần / Nhặt từng viên cuội xây thành tình yêu!"...

Thấm thía nỗi cô đơn đã cho Luyến một thái độ sống nhân bản. Nhân bản của anh cũng là nhân bản của thơ.. Anh từng thông cảm với những nỗi đau:

Anh từng bật khóc

và từng nhìn người đời

khóc nhiều về nỗi bất hạnh

nhưng vẫn yêu hơn những giọt lệ nến

bởi chúng không như sương khói chóng tàn

chúng biết đóng dấu nỗi đau lên mặt đất

Đó là tự phán xét, là khát khao hướng tới sự trinh bạch của tâm hồn. Ngọn nến là hình tượng mang tính ẩn dụ của anh về con người, về thi ca. Cháy hết mình, không mặc cả thiệt hơn, yêu thương đau đớn thực lòng không hề che dấu, không biết hóa trang để khi lụi tàn vẫn còn những cái gì đấy, dù nhỏ bé thôi "đóng dấu" lên mặt đất này.

Cái nhìn của anh với cuộc sống cũng thật bao dung ấm áp. Anh quan sát và nhận xét: "Mọi thứ trên đời có thể làm ra / và mọi thứ có thể thành rác...". Ví như: lời nói có thể thành rác khi không còn ai nghe, son phấn có thể thành rác khi bị người ta ném ra đường...Nhưng không phải mọi thứ rác đều vô dụng. Luyến diễn đạt điều ấy giản dị làm sao:

hạnh phúc thay

một ngày tôi thấy

rác xây thành tổ ấm trên cây.

Một đặc trưng cơ bản của thơ là dùng cái cụ thể, cái nhỏ bé để nói lên cái trừu tượng, cái rộng lớn. Trong trường hợp này Võ Văn Luyến đã làm được thế. Điều minh triết đôi khi lại nằm trong cách diễn đạt bình dị nhất. Từ mùa chim xây tổ anh nhìn ra bài học cuộc sống, lòng bao dung chẳng bao giờ thừa cả.

Thơ Luyến đôi khi là một câu chuyện nhỏ: " Dọc đường tôi qua / gặp những bông hoa cánh rủ / bàn tay nâng niu nhặt lên / sắc hương vẫn còn quyến rũ / Bạn tôi trách: Có mà thần kinh đi yêu tàn phai! / Dọc đuờng về / trưa nồng cỏ bạch / chợt hiện / một tàn phai bóng quen". Tứ thơ rõ nhưng không lộ.

Trong "Sự trinh bạch của ngọn nến", Võ Văn Luyến viết nhiều thể thơ nhưng tôi thấy thế mạnh của anh là thơ tự do. Thơ lục bát của Luyến thiếu độ nhuyển và thường cũ. Những bài thơ tự do có tứ vững là những bài đọc được của Luyến. Anh có duyên với những bài thơ ngắn.

Võ Văn Luyến làm thơ đã lâu nhưng đây mới là tập thứ hai của anh sau tập "Trầm hương của gió". Tập "Sự trinh bạch của ngọn nến" đã được giải thưởng của Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam năm 2007. Nó ghi dấu sự trưởng thành của một cây bút thơ Quảng Trị. Luyến làm thơ như người gieo chữ trên cánh đồng hạn hán quê anh.

Nhà số 4, tháng 9 năm 2008

NGUYỄN HỮU QUÝ

Phongdiep.net

29.4.2009 GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÕ VĂN LUYẾN

VÕ VĂN LUYẾN

Quê Thi Ông, Hải Vĩnh, Hải Lăng, Quảng Trị.

Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn

Giảng viên chính trường CĐSP Quảng Trị.

Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Phân hội Văn học, Hội VHNT Quảng Trị.

Tác phẩm

TRẦM HƯƠNG CỦA GIÓ (thơ) - NXB Thuận Hoá, 2003

SỰ TRINH BẠCH CỦA NGỌN NẾN (thơ) - NXB Hội Nhà văn, 2007

SẼ CÓ NGÀY TÔI VỀ (CD thơ phổ nhạc), 2006



SẮP IN

ĐỐI NGỌN ĐÈN KHUYA (khảo luận và phê bình)

Giải thưởng

- Giải A sáng tạo VHNT Tỉnh và giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam về tập thơ “Sự trinh bạch của ngọn nến” năm 2007;
- Giải B (không có giải A) sáng tạo VHNT tỉnh năm 2003.

Tự bạch

Tôi gieo chữ trên cánh đồng hạn hán,
Con chữ khô cong thành dấu hỏi quay về.

Địa chỉ

http://vovanluyen.vnweblogs.com/

http://360.yahoo.com/vovanluyendh

Tác phẩm tự chọn

Mời đọc chùm thơ của Võ Văn Luyến

SỰ TRUNG THỰC

Trong bóng tối

Tôi lo sợ sự trung thực bị đánh cắp

Như cành lá vươn gặp đường dây điện

Sự trung thực bị chặt

Như nỗi đắm đuối mùi hương của một loài hoa

Sự trung thực bị ngắt

Như viên sỏi lát đường không quen trả ơn

Sự trung thực bị chà đạp

Như sắc đẹp trốn vào đôi mắt/ hắt ánh nghi ngờ

Đâu là sự trung thực?

Ôi cuộc đời này

Trái tim tôi yêu bằng SỰ TRUNG THỰC.

BÊN TƯỢNG EM BÉ Ở KHON KAEN

Tuổi trăng non

Thả xuống trần gian trong veo đôi mắt

Nắng nhon nhót đầu trần chỏm tóc

Tơ nõn cầm năm tháng vun mùa

*

Ơ người đi người về, lạ chưa

Pattaya bé chưa hề biết đến

Biết làm chi thế giới người lớn

Nhưng người lớn có ngoan không ?

*

Người lớn có ngoan không ?

Sóng hồn nhiên trùng trùng

Vỗ vào tôi thác lũ

Quét chân trời bão giông !

CON ĐƯỜNG MÂY BAY VÀ CƠN KHÁT

Những thiên thần mặt đất, bay

không giới hạn tầm nhìn, giới hạn màu da, giới hạn tuổi tác, giới hạn sắp đặt

câu thánh kinh uyên nguyên, rơi

*

Sợi dây làm sao buộc được trái tim ơi !

không lộ tình yêu thênh thang đón gió

giọt sương ảo huyền chân mây bỏ ngỏ

chín mươi chín con sông mải miết bên trời.

*

Rũ chiêm bao tìm mỏng mảnh xa xôi và lạy

A di đà... con không không không nhớ nổi

con chép bỏ vũ môn quẫy sóng Chao pay za không muốn hoá rồng

con khủng long từ bi nhìn chi mà hoá đá

vàng dát Thích ca vàng thành vô giá

tôi nghe tiếng vọng từ trên cao câu sắc không

ai bán mua xin quay gót, nhìn thông.

*

Mang cả tín một ngày tiên giới bằng trăm năm trần gian

Besame mucho. Bài hát ngẫu nhiên chia nhịp đập làm hai nửa

em cá lặn trong veo hồ thu

tôi lỡ rót men mùa báo đông

mùa hạ cháy

tơ trời còn lạc nẻo mùa xuân..

*

Một khoảng trời vua ban

một màu áo vua cho

một hồi vọng cơn mưa

chỉ cơn khát

độc

hành

miền

thơ.

Kỷ niệm chuyến công tác Thái Lan, từ ngày 26/6 - 05/7/2008

BÊN GIỌT ĐẮNG VÀ CƠN NGÁI NGỦ

Đông Hà

Viên gạch nắng nung đỏ sực

Gió cuồng giấc mơ đài tháp

*

Đông Hà

nụ cười hàm oan cơn khát

dòng sông sủi tăm men hạ

*

Đông Hà

Búp bê thập thò tủ kính

áo xống nhướt nhượt đủ màu

*

Đông Hà

nỗi nhớ quên về bậu cửa

mái gianh cổ tích trẻ con

*

Đông Hà

con đường giao mấy quãng tình

một tôi đèn đỏ đèn xanh

*

Đông Hà

anh anh anh anh anh

em em em em em.

13/6/2008

Sự trinh bạch của ngọn nến



Anh chú thích cuộc đời anh vào chỗ cuối cùng


của trang giấy còn lại

bằng những con chữ trinh bạch

sự trinh bạch của ngọn nến tự hủy

không đồng lõa bóng tối

Anh từng bật khóc

và từng nhìn người đời khóc nhiều về nỗi bất hạnh

nhưng vẫn yêu hơn những giọt lệ nến

bởi chúng không như sương khói chóng tàn

chúng biết đóng dấu nỗi đau lên mặt đất

Đấy là thú đau thương

được cấy trên cánh đồng khát vọng.


Anh chú thích cuộc đời anh bằng nỗi đam mê


không hề che giấu

không biết hóa trang

không mặc cả thiệt hơn

Thế mà chả ăn thua gì

trước sự trinh bạch của ngọn nến!

Đối ngọn đèn khuya




Bàn chân buồn vương sương ra đi

nghe thời gian chờ mong như khi

em còn trong ta thương yêu thầm thì


Thôi ta tìm về đêm xuân xa xưa


dòng sông hiền hòa sao rơi lưa thưa

con tim bồng bềnh sao tình bơ vơ


mình ta lang thang qua bao cơn mơ


chân thành mà chưa nên hình câu thơ

vòng đời hư hao ăn năn mơ hồ

ta thương bông hoa lên cành cây cao

nào hay đường trần vuông tròn ra sao

cô đơn thay cho kinh cầu xanh xao

ta không còn em ta quen màu đêm

ta ngồi bên song lòng không bình yên

ta đau hồn mình mưa rơi hồn nhiên.

Xem thêm

Thơ gieo trên cánh đồng hạn hán
Mấy cảm nhận khi đọc Sự trinh bạch của ngọn nến - Thơ Võ Văn Luyến,

NXB Hội Nhà văn, 2007



Trong tập thơ " Sự trinh bạch của ngọn nến" tôi thích nhất 2 câu này:

Tôi gieo chữ trên cánh đồng hạn hán

Con chữ cong khô thành dấu hỏi quay về.

Hai câu thơ mang phận người, cảnh quê và những đau đáu thường nhật của một tâm hồn nhạy cảm.

Tôi đã từng gắn bó với Quảng Trị quê Luyến, cái vùng quê nói mấy cũng "chưa bưa" về sự khắc bạc của thiên nhiên, hủy hoại của chiến tranh, đói nghèo của con người. Thì đây, hồi ức của Luyến còn in đậm:

Tuổi thơ tôi

quấn rơm rạ ruộng đồng

nắng nôi đất ải

chạy giặc càn bàn chân toác móng...

Đấy là vùng quê mà cátgió là nỗi ám ảnh của con người, cátgió là một phần cuộc sống rất cam go của ai từng sống ở đây:

Sống trên cát, cái nhìn thành ảo giác

gió ngựa lồng dáng bổ về phía trước

mỗi bước chân chưa cộng đã trừ đi.

Những câu thơ vừa trực cảm vừa nhiều suy ngẫm, tôi nghĩ thế, đủ cho ta một hình dung sắc nét về cuộc sống vùng cát Quảng Trị. Ai đã từng sống trên cát, sống với cát càng thấy diễn đạt của Luyến thật tài tình, nhất là ý tưởng gửi gắm trong câu mỗi bước chân chưa cộng đã trừ đi. Có phải vì tôi là người vùng cát, đã từng viết Cát đi mãi chẳng thành đường / tôi đi theo lối mẹ thường hát ru nên không thể không trầm trồ khâm phục và đồng cảm khi đọc những vần thơ như vậy của Luyến. Cuộc sống thật bấp bênh chìm nổi nghiệt ngã làm sao; dấu chân người vừa mới hiện ra đã bị gió xóa đi rồi và từ hình tượng cụ thể nhỏ bé đó ta cảm nhận được cái lớn hơn là những được - mất của từng kiếp sống ở chốn này. Thường thì cái mất nhiều hơn nên đồng nghĩa với cuộc sống nơi này là sự tần tảo chắt chiu để tồn tại và vươn lên. Đầy thương cảm khi nghe Luyến tâm sự:

Tôi đốt từng khuya lửa tự tình nhỏ bé

Nhìn cha lui cui thu vén ngày sau

Mẹ ru vỗ cho tròn giấc con trẻ

Như dây trầu vấn vít thân cau.

Chưa hết, cái vùng đất khô hạn trong mùa nắng cũng là miền ngập nước giữa mùa mưa bão.. Người dân Quảng Trị chịu đựng từ nỗi khổ này sang nỗi khổ khác, triền miên. Võ Văn Luyến xót xa:

Mênh mông nước ngập gầm trời

Ngọn đèn đỏ mắt cùng người con xa.

Lại còn có một quê hương khắc tạc nhiều dấu vết chiến tranh, những di tích máu lửa nổi tiếng. Điều ai cũng biết là khi nói đến Quảng Trị người ta phải nhắc tới Thành Cổ, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ Đường Chín. Là người thuộc thế hệ sau, Luyến gửi gắm tri ân vào những câu thơ đầy xúc cảm và giàu liên tưởng:

Đêm cất vó câu thề ngực áo, cất nụ hôn ngọn lửa cời trăng, cất chiếc khăn đính vào kỷ niệm, cất mùi hương tóc xỏa trăm năm.

Đêm muối bể thương dáng còng lưng mẹ, vết sần chai tay cha, dấu tím bầm gánh gồng vai chị và thương em vụt tắt sao băng.

Ôi những miền đêm lặng yên dưới cỏ, những miền đêm ủ mầm hạt lúa, những miền đêm ánh thép xanh ngời.

Và những miền đêm chúng tôi mở cửa đón niềm vui,

Các anh đã hóa trời xanh mây trắng, hóa cuộc đời thêu hoa dệt gấm, hóa tình yêu sớm tối đi về...

Lòng biết ơn với người ngã xuống có lúc được thổ lộ rất giản dị chân thật:

30, 40, 50 năm

Gặp lại các anh ở nghĩa trang

Thơm thảo nén nhang nghĩa tình tươi rói

Chút mưa nắng lòng cúi xin tạ tội

Hương hoa bay nỗi nhớ vẫn đương rằm...

*

Ngoài chủ đề quê hương được tô đậm, trong "Sự trinh bạch của ngọn nến" tôi thấy Luyến hay nói tới sự cô đơn. Cái cô đơn cũng như cái buồn vẫn thường xuất hiện trong thơ, không có gì mới cả. Nó như một đặc trưng tâm trạng của người làm thơ vốn đa mang, đa cảm. Nhưng sự cô đơn ở Luyến dường như rất lớn. Luyến ví von:

Tôi gánh ngọn núi cô đơn như lạc đà băng qua sa mạc.

Ta chú ý tới phép so sánh trong câu thơ: chủ thể Tôi được so sánh với lạc đà; nỗi cô đơn được ví như ngọn núi và chính anh phải gánh lấy nó suốt cuộc đời như một định mệnh. Thân phận lạc đà băng qua sa mạc, có gì hơi quá đáng, nặng nề so với những gì Luyến đã có đang có nhưng ở đây có thể anh không chỉ nói riêng cho mình mà nói tới kiếp người chăng? Hay đấy là câu thơ được sinh ta trong một cảnh huống bi quan "Một năm áp thấp run chân / Tay luống cuống chữ xa dần câu thơ". Thơ là đời, thơ là người mà. Cuộc đời, số phận đôi khi bị vận vào thơ một cách tự nhiên siêu hình như vậy.

Với Luyến anh không muốn giấu sự cô đơn. Trong tập thơ của Luyến có không ít câu thơ nói về nó.

Khi là:

Con bướm trắng cuối vườn bay cô độc

Như là tôi lạc phía ca dao

Khi thì:

Gió nào đâu có biết

Tôi đi về một tôi

Cô đơn trong từng bước chân "ta đánh bóng đôi giày ẩm mốc / bước những bước thận trọng / ra khỏi nhà mình". Cô đơn trước mênh mông trời đất " Ngước xanh cao hư ảnh một màu trời / Gió nhện giăng quấn vào tôi tơ rối / Một vì sao sa lạc giữa chơi vơi". Cô đơn khi bệnh tật: "Ở gần lại hóa xa quê / Trong tôi ngày tháng đi về một thân / Tôi thương tôi, sao bần thần / Nhặt từng viên cuội xây thành tình yêu!"...

Thấm thía nỗi cô đơn đã cho Luyến một thái độ sống nhân bản. Nhân bản của anh cũng là nhân bản của thơ.. Anh từng thông cảm với những nỗi đau:

Anh từng bật khóc

và từng nhìn người đời

khóc nhiều về nỗi bất hạnh

nhưng vẫn yêu hơn những giọt lệ nến

bởi chúng không như sương khói chóng tàn

chúng biết đóng dấu nỗi đau lên mặt đất

Đó là tự phán xét, là khát khao hướng tới sự trinh bạch của tâm hồn. Ngọn nến là hình tượng mang tính ẩn dụ của anh về con người, về thi ca. Cháy hết mình, không mặc cả thiệt hơn, yêu thương đau đớn thực lòng không hề che dấu, không biết hóa trang để khi lụi tàn vẫn còn những cái gì đấy, dù nhỏ bé thôi "đóng dấu" lên mặt đất này.

Cái nhìn của anh với cuộc sống cũng thật bao dung ấm áp. Anh quan sát và nhận xét: "Mọi thứ trên đời có thể làm ra / và mọi thứ có thể thành rác...". Ví như: lời nói có thể thành rác khi không còn ai nghe, son phấn có thể thành rác khi bị người ta ném ra đường...Nhưng không phải mọi thứ rác đều vô dụng. Luyến diễn đạt điều ấy giản dị làm sao:

hạnh phúc thay

một ngày tôi thấy

rác xây thành tổ ấm trên cây.

Một đặc trưng cơ bản của thơ là dùng cái cụ thể, cái nhỏ bé để nói lên cái trừu tượng, cái rộng lớn. Trong trường hợp này Võ Văn Luyến đã làm được thế. Điều minh triết đôi khi lại nằm trong cách diễn đạt bình dị nhất. Từ mùa chim xây tổ anh nhìn ra bài học cuộc sống, lòng bao dung chẳng bao giờ thừa cả.

Thơ Luyến đôi khi là một câu chuyện nhỏ: " Dọc đường tôi qua / gặp những bông hoa cánh rủ / bàn tay nâng niu nhặt lên / sắc hương vẫn còn quyến rũ / Bạn tôi trách: Có mà thần kinh đi yêu tàn phai! / Dọc đuờng về / trưa nồng cỏ bạch / chợt hiện / một tàn phai bóng quen". Tứ thơ rõ nhưng không lộ.

Trong "Sự trinh bạch của ngọn nến", Võ Văn Luyến viết nhiều thể thơ nhưng tôi thấy thế mạnh của anh là thơ tự do. Thơ lục bát của Luyến thiếu độ nhuyển và thường cũ. Những bài thơ tự do có tứ vững là những bài đọc được của Luyến. Anh có duyên với những bài thơ ngắn.

Võ Văn Luyến làm thơ đã lâu nhưng đây mới là tập thứ hai của anh sau tập "Trầm hương của gió". Tập "Sự trinh bạch của ngọn nến" đã được giải thưởng của Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam năm 2007. Nó ghi dấu sự trưởng thành của một cây bút thơ Quảng Trị. Luyến làm thơ như người gieo chữ trên cánh đồng hạn hán quê anh.

Nhà số 4, tháng 9 năm 2008

NGUYỄN HỮU QUÝ

Phongdiep.net

VÕ VĂN LUYẾN

Quê Thi Ông, Hải Vĩnh, Hải Lăng, Quảng Trị.

Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn

Giảng viên chính trường CĐSP Quảng Trị.

Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Phân hội Văn học, Hội VHNT Quảng Trị.

Tác phẩm

TRẦM HƯƠNG CỦA GIÓ (thơ) - NXB Thuận Hoá, 2003

SỰ TRINH BẠCH CỦA NGỌN NẾN (thơ) - NXB Hội Nhà văn, 2007

SẼ CÓ NGÀY TÔI VỀ (CD thơ phổ nhạc), 2006



SẮP IN

ĐỐI NGỌN ĐÈN KHUYA (khảo luận và phê bình)

Giải thưởng

- Giải A sáng tạo VHNT Tỉnh và giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam về tập thơ “Sự trinh bạch của ngọn nến” năm 2007;
- Giải B (không có giải A) sáng tạo VHNT tỉnh năm 2003.

Tự bạch

Tôi gieo chữ trên cánh đồng hạn hán,
Con chữ khô cong thành dấu hỏi quay về.

Địa chỉ

http://vovanluyen.vnweblogs.com/

http://360.yahoo.com/vovanluyendh

Tác phẩm tự chọn

Mời đọc chùm thơ của Võ Văn Luyến

SỰ TRUNG THỰC

Trong bóng tối

Tôi lo sợ sự trung thực bị đánh cắp

Như cành lá vươn gặp đường dây điện

Sự trung thực bị chặt

Như nỗi đắm đuối mùi hương của một loài hoa

Sự trung thực bị ngắt

Như viên sỏi lát đường không quen trả ơn

Sự trung thực bị chà đạp

Như sắc đẹp trốn vào đôi mắt/ hắt ánh nghi ngờ

Đâu là sự trung thực?

Ôi cuộc đời này

Trái tim tôi yêu bằng SỰ TRUNG THỰC.

BÊN TƯỢNG EM BÉ Ở KHON KAEN

Tuổi trăng non

Thả xuống trần gian trong veo đôi mắt

Nắng nhon nhót đầu trần chỏm tóc

Tơ nõn cầm năm tháng vun mùa

*

Ơ người đi người về, lạ chưa

Pattaya bé chưa hề biết đến

Biết làm chi thế giới người lớn

Nhưng người lớn có ngoan không ?

*

Người lớn có ngoan không ?

Sóng hồn nhiên trùng trùng

Vỗ vào tôi thác lũ

Quét chân trời bão giông !

CON ĐƯỜNG MÂY BAY VÀ CƠN KHÁT

Những thiên thần mặt đất, bay

không giới hạn tầm nhìn, giới hạn màu da, giới hạn tuổi tác, giới hạn sắp đặt

câu thánh kinh uyên nguyên, rơi

*

Sợi dây làm sao buộc được trái tim ơi !

không lộ tình yêu thênh thang đón gió

giọt sương ảo huyền chân mây bỏ ngỏ

chín mươi chín con sông mải miết bên trời.

*

Rũ chiêm bao tìm mỏng mảnh xa xôi và lạy

A di đà... con không không không nhớ nổi

con chép bỏ vũ môn quẫy sóng Chao pay za không muốn hoá rồng

con khủng long từ bi nhìn chi mà hoá đá

vàng dát Thích ca vàng thành vô giá

tôi nghe tiếng vọng từ trên cao câu sắc không

ai bán mua xin quay gót, nhìn thông.

*

Mang cả tín một ngày tiên giới bằng trăm năm trần gian

Besame mucho. Bài hát ngẫu nhiên chia nhịp đập làm hai nửa

em cá lặn trong veo hồ thu

tôi lỡ rót men mùa báo đông

mùa hạ cháy

tơ trời còn lạc nẻo mùa xuân..

*

Một khoảng trời vua ban

một màu áo vua cho

một hồi vọng cơn mưa

chỉ cơn khát

độc

hành

miền

thơ.

Kỷ niệm chuyến công tác Thái Lan, từ ngày 26/6 - 05/7/2008

BÊN GIỌT ĐẮNG VÀ CƠN NGÁI NGỦ

Đông Hà

Viên gạch nắng nung đỏ sực

Gió cuồng giấc mơ đài tháp

*

Đông Hà

nụ cười hàm oan cơn khát

dòng sông sủi tăm men hạ

*

Đông Hà

Búp bê thập thò tủ kính

áo xống nhướt nhượt đủ màu

*

Đông Hà

nỗi nhớ quên về bậu cửa

mái gianh cổ tích trẻ con

*

Đông Hà

con đường giao mấy quãng tình

một tôi đèn đỏ đèn xanh

*

Đông Hà

anh anh anh anh anh

em em em em em.

13/6/2008

Sự trinh bạch của ngọn nến



Anh chú thích cuộc đời anh vào chỗ cuối cùng


của trang giấy còn lại

bằng những con chữ trinh bạch

sự trinh bạch của ngọn nến tự hủy

không đồng lõa bóng tối

Anh từng bật khóc

và từng nhìn người đời khóc nhiều về nỗi bất hạnh

nhưng vẫn yêu hơn những giọt lệ nến

bởi chúng không như sương khói chóng tàn

chúng biết đóng dấu nỗi đau lên mặt đất

Đấy là thú đau thương

được cấy trên cánh đồng khát vọng.


Anh chú thích cuộc đời anh bằng nỗi đam mê


không hề che giấu

không biết hóa trang

không mặc cả thiệt hơn

Thế mà chả ăn thua gì

trước sự trinh bạch của ngọn nến!

Đối ngọn đèn khuya




Bàn chân buồn vương sương ra đi

nghe thời gian chờ mong như khi

em còn trong ta thương yêu thầm thì


Thôi ta tìm về đêm xuân xa xưa


dòng sông hiền hòa sao rơi lưa thưa

con tim bồng bềnh sao tình bơ vơ


mình ta lang thang qua bao cơn mơ


chân thành mà chưa nên hình câu thơ

vòng đời hư hao ăn năn mơ hồ

ta thương bông hoa lên cành cây cao

nào hay đường trần vuông tròn ra sao

cô đơn thay cho kinh cầu xanh xao

ta không còn em ta quen màu đêm

ta ngồi bên song lòng không bình yên

ta đau hồn mình mưa rơi hồn nhiên.

Xem thêm

Thơ gieo trên cánh đồng hạn hán
Mấy cảm nhận khi đọc Sự trinh bạch của ngọn nến - Thơ Võ Văn Luyến,

NXB Hội Nhà văn, 2007



Trong tập thơ " Sự trinh bạch của ngọn nến" tôi thích nhất 2 câu này:

Tôi gieo chữ trên cánh đồng hạn hán

Con chữ cong khô thành dấu hỏi quay về.

Hai câu thơ mang phận người, cảnh quê và những đau đáu thường nhật của một tâm hồn nhạy cảm.

Tôi đã từng gắn bó với Quảng Trị quê Luyến, cái vùng quê nói mấy cũng "chưa bưa" về sự khắc bạc của thiên nhiên, hủy hoại của chiến tranh, đói nghèo của con người. Thì đây, hồi ức của Luyến còn in đậm:

Tuổi thơ tôi

quấn rơm rạ ruộng đồng

nắng nôi đất ải

chạy giặc càn bàn chân toác móng...

Đấy là vùng quê mà cátgió là nỗi ám ảnh của con người, cátgió là một phần cuộc sống rất cam go của ai từng sống ở đây:

Sống trên cát, cái nhìn thành ảo giác

gió ngựa lồng dáng bổ về phía trước

mỗi bước chân chưa cộng đã trừ đi.

Những câu thơ vừa trực cảm vừa nhiều suy ngẫm, tôi nghĩ thế, đủ cho ta một hình dung sắc nét về cuộc sống vùng cát Quảng Trị. Ai đã từng sống trên cát, sống với cát càng thấy diễn đạt của Luyến thật tài tình, nhất là ý tưởng gửi gắm trong câu mỗi bước chân chưa cộng đã trừ đi. Có phải vì tôi là người vùng cát, đã từng viết Cát đi mãi chẳng thành đường / tôi đi theo lối mẹ thường hát ru nên không thể không trầm trồ khâm phục và đồng cảm khi đọc những vần thơ như vậy của Luyến. Cuộc sống thật bấp bênh chìm nổi nghiệt ngã làm sao; dấu chân người vừa mới hiện ra đã bị gió xóa đi rồi và từ hình tượng cụ thể nhỏ bé đó ta cảm nhận được cái lớn hơn là những được - mất của từng kiếp sống ở chốn này. Thường thì cái mất nhiều hơn nên đồng nghĩa với cuộc sống nơi này là sự tần tảo chắt chiu để tồn tại và vươn lên. Đầy thương cảm khi nghe Luyến tâm sự:

Tôi đốt từng khuya lửa tự tình nhỏ bé

Nhìn cha lui cui thu vén ngày sau

Mẹ ru vỗ cho tròn giấc con trẻ

Như dây trầu vấn vít thân cau.

Chưa hết, cái vùng đất khô hạn trong mùa nắng cũng là miền ngập nước giữa mùa mưa bão.. Người dân Quảng Trị chịu đựng từ nỗi khổ này sang nỗi khổ khác, triền miên. Võ Văn Luyến xót xa:

Mênh mông nước ngập gầm trời

Ngọn đèn đỏ mắt cùng người con xa.

Lại còn có một quê hương khắc tạc nhiều dấu vết chiến tranh, những di tích máu lửa nổi tiếng. Điều ai cũng biết là khi nói đến Quảng Trị người ta phải nhắc tới Thành Cổ, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ Đường Chín. Là người thuộc thế hệ sau, Luyến gửi gắm tri ân vào những câu thơ đầy xúc cảm và giàu liên tưởng:

Đêm cất vó câu thề ngực áo, cất nụ hôn ngọn lửa cời trăng, cất chiếc khăn đính vào kỷ niệm, cất mùi hương tóc xỏa trăm năm.

Đêm muối bể thương dáng còng lưng mẹ, vết sần chai tay cha, dấu tím bầm gánh gồng vai chị và thương em vụt tắt sao băng.

Ôi những miền đêm lặng yên dưới cỏ, những miền đêm ủ mầm hạt lúa, những miền đêm ánh thép xanh ngời.

Và những miền đêm chúng tôi mở cửa đón niềm vui,

Các anh đã hóa trời xanh mây trắng, hóa cuộc đời thêu hoa dệt gấm, hóa tình yêu sớm tối đi về...

Lòng biết ơn với người ngã xuống có lúc được thổ lộ rất giản dị chân thật:

30, 40, 50 năm

Gặp lại các anh ở nghĩa trang

Thơm thảo nén nhang nghĩa tình tươi rói

Chút mưa nắng lòng cúi xin tạ tội

Hương hoa bay nỗi nhớ vẫn đương rằm...

*

Ngoài chủ đề quê hương được tô đậm, trong "Sự trinh bạch của ngọn nến" tôi thấy Luyến hay nói tới sự cô đơn. Cái cô đơn cũng như cái buồn vẫn thường xuất hiện trong thơ, không có gì mới cả. Nó như một đặc trưng tâm trạng của người làm thơ vốn đa mang, đa cảm. Nhưng sự cô đơn ở Luyến dường như rất lớn. Luyến ví von:

Tôi gánh ngọn núi cô đơn như lạc đà băng qua sa mạc.

Ta chú ý tới phép so sánh trong câu thơ: chủ thể Tôi được so sánh với lạc đà; nỗi cô đơn được ví như ngọn núi và chính anh phải gánh lấy nó suốt cuộc đời như một định mệnh. Thân phận lạc đà băng qua sa mạc, có gì hơi quá đáng, nặng nề so với những gì Luyến đã có đang có nhưng ở đây có thể anh không chỉ nói riêng cho mình mà nói tới kiếp người chăng? Hay đấy là câu thơ được sinh ta trong một cảnh huống bi quan "Một năm áp thấp run chân / Tay luống cuống chữ xa dần câu thơ". Thơ là đời, thơ là người mà. Cuộc đời, số phận đôi khi bị vận vào thơ một cách tự nhiên siêu hình như vậy.

Với Luyến anh không muốn giấu sự cô đơn. Trong tập thơ của Luyến có không ít câu thơ nói về nó.

Khi là:

Con bướm trắng cuối vườn bay cô độc

Như là tôi lạc phía ca dao

Khi thì:

Gió nào đâu có biết

Tôi đi về một tôi

Cô đơn trong từng bước chân "ta đánh bóng đôi giày ẩm mốc / bước những bước thận trọng / ra khỏi nhà mình". Cô đơn trước mênh mông trời đất " Ngước xanh cao hư ảnh một màu trời / Gió nhện giăng quấn vào tôi tơ rối / Một vì sao sa lạc giữa chơi vơi". Cô đơn khi bệnh tật: "Ở gần lại hóa xa quê / Trong tôi ngày tháng đi về một thân / Tôi thương tôi, sao bần thần / Nhặt từng viên cuội xây thành tình yêu!"...

Thấm thía nỗi cô đơn đã cho Luyến một thái độ sống nhân bản. Nhân bản của anh cũng là nhân bản của thơ.. Anh từng thông cảm với những nỗi đau:

Anh từng bật khóc

và từng nhìn người đời

khóc nhiều về nỗi bất hạnh

nhưng vẫn yêu hơn những giọt lệ nến

bởi chúng không như sương khói chóng tàn

chúng biết đóng dấu nỗi đau lên mặt đất

Đó là tự phán xét, là khát khao hướng tới sự trinh bạch của tâm hồn. Ngọn nến là hình tượng mang tính ẩn dụ của anh về con người, về thi ca. Cháy hết mình, không mặc cả thiệt hơn, yêu thương đau đớn thực lòng không hề che dấu, không biết hóa trang để khi lụi tàn vẫn còn những cái gì đấy, dù nhỏ bé thôi "đóng dấu" lên mặt đất này.

Cái nhìn của anh với cuộc sống cũng thật bao dung ấm áp. Anh quan sát và nhận xét: "Mọi thứ trên đời có thể làm ra / và mọi thứ có thể thành rác...". Ví như: lời nói có thể thành rác khi không còn ai nghe, son phấn có thể thành rác khi bị người ta ném ra đường...Nhưng không phải mọi thứ rác đều vô dụng. Luyến diễn đạt điều ấy giản dị làm sao:

hạnh phúc thay

một ngày tôi thấy

rác xây thành tổ ấm trên cây.

Một đặc trưng cơ bản của thơ là dùng cái cụ thể, cái nhỏ bé để nói lên cái trừu tượng, cái rộng lớn. Trong trường hợp này Võ Văn Luyến đã làm được thế. Điều minh triết đôi khi lại nằm trong cách diễn đạt bình dị nhất. Từ mùa chim xây tổ anh nhìn ra bài học cuộc sống, lòng bao dung chẳng bao giờ thừa cả.

Thơ Luyến đôi khi là một câu chuyện nhỏ: " Dọc đường tôi qua / gặp những bông hoa cánh rủ / bàn tay nâng niu nhặt lên / sắc hương vẫn còn quyến rũ / Bạn tôi trách: Có mà thần kinh đi yêu tàn phai! / Dọc đuờng về / trưa nồng cỏ bạch / chợt hiện / một tàn phai bóng quen". Tứ thơ rõ nhưng không lộ.

Trong "Sự trinh bạch của ngọn nến", Võ Văn Luyến viết nhiều thể thơ nhưng tôi thấy thế mạnh của anh là thơ tự do. Thơ lục bát của Luyến thiếu độ nhuyển và thường cũ. Những bài thơ tự do có tứ vững là những bài đọc được của Luyến. Anh có duyên với những bài thơ ngắn.

Võ Văn Luyến làm thơ đã lâu nhưng đây mới là tập thứ hai của anh sau tập "Trầm hương của gió". Tập "Sự trinh bạch của ngọn nến" đã được giải thưởng của Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam năm 2007. Nó ghi dấu sự trưởng thành của một cây bút thơ Quảng Trị. Luyến làm thơ như người gieo chữ trên cánh đồng hạn hán quê anh.

Nhà số 4, tháng 9 năm 2008

NGUYỄN HỮU QUÝ

Phongdiep.net

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

26.4.2009 NHÌN VÔ TRONG HUẾ - Thơ VÕ VĂN HOA


See full size image

NHÌN VÔ TRONG HUẾ

Khuất nẻo lưng chiều đồng vọng

Ngàn năm mây trắng bay bay

Em có nhìn vô trong Huế

Một thời hoa bướm ngất say

Này em Thiên An, Bạch Mã

Sông Bồ ai tiễn ai đi

Để ai tim buồn hóa đá

Rằng thôi biết nói những gì !

Anh về trầm hương lá cỏ

Màu chiều như thể ca dao

Cùng em nhìn vô trong Huế

Ấm tình xuân biếc xanh cao.

Xuân 1997

VÕ VĂN HOA

26.4.2009 NHÌN VÔ TRONG HUẾ - Thơ VÕ VĂN HOA


See full size image

NHÌN VÔ TRONG HUẾ

Khuất nẻo lưng chiều đồng vọng

Ngàn năm mây trắng bay bay

Em có nhìn vô trong Huế

Một thời hoa bướm ngất say

Này em Thiên An, Bạch Mã

Sông Bồ ai tiễn ai đi

Để ai tim buồn hóa đá

Rằng thôi biết nói những gì !

Anh về trầm hương lá cỏ

Màu chiều như thể ca dao

Cùng em nhìn vô trong Huế

Ấm tình xuân biếc xanh cao.

Xuân 1997

VÕ VĂN HOA

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2009

24.4. 2009 VÀI KÝ ỨC VỀ GIÁO SƯ LÊ VĂN QUÝT



VÀI KÝ ỨC VỀ GIÁO SƯ LÊ VĂN QUÝT

Đầu năm 70 thế kỷ trước, giã từ làng quê Thi Ông, Hải Vĩnh, tôi ra học lớp 10C trường Nguyễn Hoàng (Sinh ngữ 1: Anh văn; sinh ngữ 2: Pháp văn )- cô Võ Thị Hồng làm chủ nhiệm. Nhiều thầy cô ở đây được đào tạo trường lớp chính quy nên dạy có chất lượng và bài bản. Tôi đã lĩnh hội rất nhiều về kiến thức cũng như phong cách. Chính vì thế mà sau này cầm xong mảnh bằng Tú tài tôi và một số bạn thi vào sư phạm- theo chân các cô thầy và ước mơ đã toại nguyện.

Như bao giáo sư khác, thầy Lê Văn Quýt dạy Pháp văn đã nâng cánh hồn thơ cho chúng tôi. Sau này , tôi trở thành Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật, trong đó có một phần công lao của thầy. Bốn kỷ năng học ngoại ngữ là nghe, đọc, nói, viết. Thầy dạy chúng tôi rất hay, chẳng hạn khi đến các bài thơ ngụ ngôn của La Fontain và các tác giả khác, thầy yêu cầu chúng tôi dịch ra tiếng Việt đã đành, ai dịch bằng thơ nếu hay thì được biểu dương. Vốn được học Nghệ thuật làm thơ từ trước, từ cách gieo vần: Vần liên tiếp, vần gián cách, thơ tự do…nên tôi hăng hái tỏ bày bài dịch của mình. Cho đến bây giờ vì được khen nên nhớ lâu !

Sau này trong những cuộc trà dư tửu hậu, tôi thường hay dí dỏm nói lái tạo những tiếng cười vui.

Tôi nói mình là môn đệ của thầy Quýt ngày xưa !

Ngày ấy khi dạy chúng tôi về từ ngữ, thầy tâm niệm làm sao cho học trò của mình nhớ lâu- tôi nghĩ vậy. Ví dụ dạy từ “bu-ri” – tôi phiên âm- nghĩa là Con vít , nói lái lại “Bi-ru” (Con rắn). Dạy như thế mần răng không đi suốt đời người ! (Gần bốn thập kỷ rồi đó)

Cảm ơn thầy đã dạy cho chúng em trưởng thành. Kể vài ký ức về thầy cũng để chia sẻ cho con cháu, cho đồng nghiệp của em hiện nay biết rõ hơn về Thầy.

Kính chúc Thầy cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc trên đất La-gi, Bình Thuận!

VÕ VĂN HOA



24.4. 2009 VÀI KÝ ỨC VỀ GIÁO SƯ LÊ VĂN QUÝT



VÀI KÝ ỨC VỀ GIÁO SƯ LÊ VĂN QUÝT

Đầu năm 70 thế kỷ trước, giã từ làng quê Thi Ông, Hải Vĩnh, tôi ra học lớp 10C trường Nguyễn Hoàng (Sinh ngữ 1: Anh văn; sinh ngữ 2: Pháp văn )- cô Võ Thị Hồng làm chủ nhiệm. Nhiều thầy cô ở đây được đào tạo trường lớp chính quy nên dạy có chất lượng và bài bản. Tôi đã lĩnh hội rất nhiều về kiến thức cũng như phong cách. Chính vì thế mà sau này cầm xong mảnh bằng Tú tài tôi và một số bạn thi vào sư phạm- theo chân các cô thầy và ước mơ đã toại nguyện.

Như bao giáo sư khác, thầy Lê Văn Quýt dạy Pháp văn đã nâng cánh hồn thơ cho chúng tôi. Sau này , tôi trở thành Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật, trong đó có một phần công lao của thầy. Bốn kỷ năng học ngoại ngữ là nghe, đọc, nói, viết. Thầy dạy chúng tôi rất hay, chẳng hạn khi đến các bài thơ ngụ ngôn của La Fontain và các tác giả khác, thầy yêu cầu chúng tôi dịch ra tiếng Việt đã đành, ai dịch bằng thơ nếu hay thì được biểu dương. Vốn được học Nghệ thuật làm thơ từ trước, từ cách gieo vần: Vần liên tiếp, vần gián cách, thơ tự do…nên tôi hăng hái tỏ bày bài dịch của mình. Cho đến bây giờ vì được khen nên nhớ lâu !

Sau này trong những cuộc trà dư tửu hậu, tôi thường hay dí dỏm nói lái tạo những tiếng cười vui.

Tôi nói mình là môn đệ của thầy Quýt ngày xưa !

Ngày ấy khi dạy chúng tôi về từ ngữ, thầy tâm niệm làm sao cho học trò của mình nhớ lâu- tôi nghĩ vậy. Ví dụ dạy từ “bu-ri” – tôi phiên âm- nghĩa là Con vít , nói lái lại “Bi-ru” (Con rắn). Dạy như thế mần răng không đi suốt đời người ! (Gần bốn thập kỷ rồi đó)

Cảm ơn thầy đã dạy cho chúng em trưởng thành. Kể vài ký ức về thầy cũng để chia sẻ cho con cháu, cho đồng nghiệp của em hiện nay biết rõ hơn về Thầy.

Kính chúc Thầy cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc trên đất La-gi, Bình Thuận!

VÕ VĂN HOA